Vải cotton là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải cotton
Marketing
Nội dung bài viết
Chất liệu cotton, đặc biệt là cotton 100% luôn là ưu tiên hàng đầu khi mua sắm quần áo, đặc biệt là quần áo cho em bé với đặc trưng là biểu tượng của sự tự nhiên và thoải mái. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vải cotton là gì, nguồn gốc, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng và cách giặt giũ, bảo quản quần áo cotton như thế nào. Hãy cùng Rabity khám phá sâu hơn về loại vải cotton “quốc dân” này ở bài viết dưới đây nhé!
1. Vải cotton là gì? Các chứng chỉ vải cotton
1.1. Vải cotton là gì?
Cotton là chất liệu vải sợi tổng hợp được dệt từ sợi bông tự nhiên, hoặc có thể trộn với các loại sợi nhân tạo khác. Với những ưu điểm vượt trội như: Thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát cho người mặc, dễ nhuộm màu cùng độ bền vượt trội, vải cotton hiện được ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành may mặc - thời trang, y tế, chăn gối,...
Vải cotton là gì?
1.2. Các chứng chỉ vải cotton
Để đảm bảo chất lượng và tính bền vững của quá trình sản xuất, có một số chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến vải cotton phổ biến để người dùng có thể nhận biết và lựa chọn sản phẩm vải cotton tốt và đáng tin cậy:
Chứng chỉ Oeko-Tex Standard 100: Đây là chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn của sản phẩm vải textile - đảm bảo vải cotton không có chứa các chất gây độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chứng chỉ Oeko-Tex Standard 100 sử dụng phổ biến trong đánh giá tiêu chuẩn vải cotton
Chứng chỉ GOTS (Global Organic Textile Standard): Chứng chỉ tiêu chuẩn hữu cơ dành cho các sản phẩm hữu cơ, bao gồm vải cotton - đảm bảo quá trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về nguồn gốc hữu cơ và sự bền vững của quy trình sản xuất.
Chứng chỉ OCS (Organic Content Standard): Đây là chứng chỉ xác nhận mức độ chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm, bao gồm cả với vải cotton.
Chứng chỉ BCI (Better Cotton Initiative): Đây là chứng chỉ quốc tế nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội và sự bền vững trong ngành sản xuất cotton.
2. Nguồn gốc và Quy trình sản xuất vải cotton
Vải cotton có nguồn gốc từ cây bông (Gossypium) - một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong ngành công nghiệp dệt may. Quy trình sản xuất vải cotton từ cây bông sẽ bao gồm các bước chính sau đây:
1. Trồng và thu hoạch cây bông: Sau quá trình sinh trưởng, cây bông sẽ cho ra trái bông có màu trắng hoặc màu vàng và được thu hoạch khi chín.
2. Tách bông: Các trái bông sau khi thu hoạch sẽ được xử lý tách lông bông từ hạt bông.
3. Xử lý sợi cotton: Sau khi được tách ra thì lông bông sẽ được xử lí loại bỏ các tạp chất như hạt bông, cành và lá bằng cách sử dụng các thiết bị như máy làm sạch sợi hoặc máy ginning.
4. Quá trình quặn nước dư và kéo sợi: Sau khi được làm sạch, sợi cotton sẽ được quặn vắt nước dư và kéo sợi cotton mịn và nhẵn.
5. Dệt và sản xuất: Quá trình dệt từ sợi cotton thành các tấm vải có thể được thực hiện bằng các máy dệt truyền thống hoặc công nghệ cao. Các tấm vải cotton có thể có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau phù hợp đa dạng nhu cầu.
6. Xử lý và hoàn thiện: Sau khi được dệt thành vải hoàn chỉnh, các tấm vải cần được giặt và làm sạch, xử lí màu sắc (nếu cần) và các bước hoàn thiện như cắt và ủi. Từ đó các tấm vải cotton đã sẵn sàng được sử dụng để sản xuất các thành phẩm trong ngành công nghiệp thời trang và tiêu dùng.
Quy trình sản xuất vải cotton
3. Các loại vải cotton phổ biến. Loại vải cotton nào tốt nhất?
3.1. Vải cotton thô 100%
Vải thô cotton được dệt từ sợi cotton và sợi gai tự nhiên mà không chứa các sợi hóa chất tổng hợp khác. Đây là chất vải được ưu tiên sử dụng chủ yếu để may quần áo, nhất là đồ mùa hè hoặc đồ cho cho người có làn da nhạy cảm và quần áo cho trẻ em.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Chọn chất liệu vải nào là an toàn cho bé?
- Tại sao nên mua áo dài chất liệu cotton
- Những bộ quần áo cotton bé trai thoáng mát Rabity gợi ý cho mẹ
3.2. Vải cotton lạnh là gì?
Vải cotton lạnh được làm từ sợi cotton tự nhiên, và được pha thêm một lượng nhỏ spandex để tăng tính co giãn hoặc polyester (poly) để tăng khả năng kháng nhăn của vải.
Sự kết hợp này tạo nên một chất liệu thoải mái và đa năng với ưu điểm của cả sợi cotton tự nhiên và spandex/poly: Sự thoáng khí, mềm mại, mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt của cotton và khả năng co giãn, ôm sát cơ thể và tăng sự linh hoạt trong các hoạt động di chuyển nhiều, đồng thời cũng giúp giữ vải không nhăn và đàn hồi giữ được hình dáng ban đầu sau khi giặt nhiều lần của spandex hoặc poly.
Vải cotton lạnh là gì mà được nhiều nhà sản xuất lựa chọn
3.3. Vải cotton khô
Vải cotton khô (vải cotton kỹ thuật) là loại vải được xử lí đặc biệt để tạo ra một lớp phủ kháng nước và chống thấm. Chính vì vậy loại vải này rất nhanh khô giúp người mặc duy trì cảm giác thoải mái và khô ráo trong các thời tiết hoặc điều kiện ẩm ướt, hay khi tiếp xúc với nước.
Vải cotton khô được xử lí để tăng khả năng kháng nước và chống thấm
3.4. Vải cotton poly là gì
Đây là loại vải pha trộn giữa sợi cotton và sợi poly tổng hợp với tỷ lệ tùy mục đích của nhà sản xuất. Sự kết hợp mang lại ưu điểm của cả hai với sự thoáng mát, tính co giãn và giữ form tốt, chống nhăn, dễ làm sạch và nhanh khô. Nếu trong vải cotton poly có tỷ lệ cotton càng cao thì vải càng mềm mại, thoải mái hơn và từ đó giá thành cao hơn.
Vải cotton poly là gì?
3.5. Vải cotton lụa là gì
Đây là một chất liệu thượng hạng, sang trọng và đẹp mắt với sự pha trộn từ sợi cotton và sợi tơ tằm (lụa tự nhiên) thường với tỷ lệ là 90% cotton và 10% lụa silk.
Vải cotton lụa với ưu điểm là bề mặt sáng bóng, nhẵn mịn và sự mềm mại dễ chịu khi tiếp xúc với da, đồng thời cũng có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi của cotton, giúp người mặc duy trì cảm giác khô ráo và mát mẻ.
Vải cotton lụa là gì?
3.6. Vải cotton 4 chiều
Vải cotton 4 chiều là loại vải kết hợp từ sợi cotton và sợi spandex, tạo sự nên một chất liệu vải linh hoạt, co giãn theo cả hai chiều ngang và dọc một cách đáng kể và đáp ứng tốt cho mọi hoạt động vận động.
Với tính chất 4 chiều, vải cotton 4 chiều vừa giữ được ưu điểm thoáng khí, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt của vải cotton, vừa co giãn giúp ôm sát cơ thể người mặc, duy trì hình dáng ban đầu sau nhiều lần mặc và giặt.
Vải cotton 4 chiều vừa thoáng khí, mềm mại và co giãn siêu thoải mái
4. Ưu nhược điểm của vải cotton
4.1. Ưu điểm
Ưu điểm của vải cotton
Tự nhiên và thoáng khí: Được làm sợi cotton tự nhiên, vải cotton vô cùng thoáng khí và thoát hơi mồ hôi vượt trội. Tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái đặc biệt là mùa hè hoặc trong môi trường nóng.
Thấm hút mồ hôi tốt: Chất liệu vải cotton với ưu điểm thấm hút và hút ẩm tốt mồ hôi từ da, giúp người mặc cảm thấy thoải mái, không bị bí bóng và bị đọng mồ hôi quá mức.
Mềm mại và dễ chịu: Vải cotton có cấu trúc sợi mềm mại mang lại cảm giác dễ chịu, êm ái khi tiếp xúc với làn da. Chất liệu cotton chính là lựa chọn lý tưởng cho những người có làn da dễ kích ứng và nhảy cảm, đặc biệt là đối với trẻ em.
Dễ giặt giũ và bảo quản: Với tính chất dễ giặt giũ và bảo quản, chịu được tác động của nhiệt độ cao và các loại chất tẩy rửa thông thường, vải cotton giúp người dùng dễ dàng vệ sinh sản phẩm
Đa dạng kiểu dệt và ứng dụng: Vải cotton có thể sử dụng trong nhiều kiểu dệt và dễ nhuộm nhiều màu sắc khác nhau, từ đó giúp người dùng có thể lựa chọn theo sở thích cá nhân. Chất liệu cotton cũng có thể pha trộn với các chất liệu khác.
Thân thiện với môi trường: Vải cotton là chất liệu tự nhiên, ít khả năng gây hại cho môi trường. Quá trình sản xuất cũng tiêu thụ ít năng lượng và ít gây ô nhiễm hơn so với các chất liệu tổng hợp.
4.1. Nhược điểm
Nhược điểm của vải cotton
Khả năng nhăn và nhàu: Sau khi giặt và sử dụng, vải cotton có xu hướng nhăn và nhàu. Vì vậy nên nhiều nhà sản xuất kết hợp thêm các chất liệu như spandex và poly để tối thiểu hóa nhược điểm này của vải cotton. Tuy nhiên cũng cần ủi và bảo quản sản phẩm vải cotton một cách cẩn thận để giữ nó luôn trông trơn tru và gọn gàng.
Có thể co rút sau khi giặt: Một số loại vải cotton có thể co và co rút sau khi giặt trong nước nóng hoặc giặt sấy trong máy, hay qua quá trình sử dụng lâu, có thể làm sản phẩm bị co lại và mất hình dáng ban đầu.
Khô lâu hơn: So với các loại vải tổng hợp, cotton có thể mất thời gian lâu hơn để khô hoàn toàn sau khi giặt giũ, từ đó nếu không được giữ khô sạch có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và mồ hôi phát triển.
Khả năng bị phai màu: Vải cotton có thể bị nhạt màu dần sau thời gian sử dụng lâu và qua nhiều lần giặt, làm giảm sự mới mở và độ tươi sáng của sản phẩm.
Thu hút bụi và tĩnh điện: Với nhược điểm này sẽ khiến vải dễ bám bẩn và tạo ra hiện tượng xù lông. Vì vậy để duy trì vẻ ngoài sạch sẽ thì sẽ cần yêu cầu việc chăm sóc và làm sạch thường xuyên
5. Ứng dụng của vải cotton
Vải cotton được ứng dụng trong đời sống hằng ngày và ngành công nghiệp, bao gồm:
Thời trang: Vải cotton được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất quần áo và các phụ kiện thời trang, đặc biệt là thời trang trẻ em, quần áo sơ sinh,... như áo thun, áo sơ mi, quần short, quần dài, váy, áo khoác và nhiều sản phẩm khác. Những sản phẩm thời trang mang lại cảm giác mềm mại, thoáng khí và thoải mái với người mặc.
Vải cotton được ứng dụng vô cùng phổ biến trong thời trang với nhiều ưu điểm
>>> Tham khảo ngay những mẫu quần áo thời trang bé trai và thời trang bé gái bán chạy nhất
Nội thất: Vải cotton được sử dụng để sản xuất drap giường, rèm cửa, áo ghế, bọc ghế hay các đồ trang trí như gối, tấm bảng treo tường hay băng trang trí,.... Vải cotton có thể dễ dàng thiết kế đa dạng mẫu mã và kiểu dáng, từ đó tạo nên một không gian thoải mái và ấm cúng.
Đồ dùng gia đình: Với ưu điểm mềm mại và khả năng thấm hút mồ hôi, vải cotton được ứng dụng trong sản xuất khăn tắm, khăn mặt, ga trải giường và nhiều đồ dùng trong gia đình khác.
Đồ bảo hộ: Vải cotton được ứng dụng để sản xuất các đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay và áo khoác chống nắng. Chất liệu này vừa mang đến sự thoáng khí, thoải mái mà vẫn đảm bảo tác dụng bảo vệ cần thiết.
Ngành công nghiệp tiêu dùng: Chất liệu đa dụng này cũng được sử dụng nhiều trong những ngành công nghiệp sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như sản xuất giày dép, túi xách, đồ gối và nệm.
6. Cách chăm sóc vải cotton
Để chăm sóc và bảo quản vải cotton được bền lâu, nên tham karo nhãn chỉ dẫn của sản phẩm và tuân thủ những hướng dẫn của nhà sản xuất, trong đó nên áp dụng các biện pháp sau:
Giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm: Vì khi giặt vải cotton, nếu sử dụng nước nóng có thể sẽ làm co rút và mất hình dáng ban đầu của vải.
Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Nên chọn chất tẩy rửa nhẹ và không có chứa bleach để giặt vải cotton. Tránh dùng chất rửa mạnh có thể làm mất màu và hỏng sợi vải cotton.
Giặt vải cotton bằng nước lạnh/ấm và chất tẩy rửa nhẹ
Phân loại đồ giặt theo màu: Điều này giúp tránh hiện tượng phai màu và dính màu vào đồ khác màu, giữ cho vải cotton luôn tươi mới.
Nên phơi khô tự nhiên: Nên treo vải cotton sau khi giặt ở những nơi thoáng khí và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Đồng thời nên hạn chế sử dụng máy sấy vì có thể khiến vải co rút và mất độ mềm mại của vải.
Không phơi đồ ở nơi ẩm thấm hoặc trực tiếp dưới nắng gắt
Là ủi ở nhiệt độ thích hợp: Khi ủi đồ, nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với vải cotton. Nếu cần thiết có thể sử dụng hơi ủi để loại bỏ vết nhăn, nhưng tránh để tiếp xúc quá lâu gây cháy hoặc hỏng sợi.
Lưu trữ và bảo quản đúng cách: Khi không sử dụng, nên bảo quản sản phẩm vải cotton ở nơi thoáng khí và khô ráo. Nên treo vải hoặc gấp gọn để tránh nhăn vải và duy trì hình dáng ban đầu.
Treo hoặc gấp gọn vải cotton ở nơi khô ráo
Vải cotton vẫn là một sự lựa chọn tuyệt vời với những ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong lĩnh vực quần áo và thời trang. Rabity là thương hiệu thời trang trẻ em tiên phong trong việc sản xuất và cải tiến những sản phẩm quần áo cao cấp từ vải cotton đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế Oeko-Tex Standard 100, với đa dạng hàng nghìn kiểu dáng và mẫu mã áo thun, đầm váy, đồ bộ, áo khoác,... của bé trai và bé gái.
Với dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp, giao hàng toàn quốc nhanh chóng, kết hợp cùng nhiều hình thức thanh toán dễ dàng và linh động, ba mẹ hãy đến ngay Rabity để chọn được cho bé phong cách thời trang hot nhất hiện nay với nhiều mẫu mã ở mức giá vô cùng ưu đãi!