Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ con yêu
Marketing
Nội dung bài viết
Trẻ em, đặc biệt là các bé mẫu giáo sẽ là độ tuổi thường xuyên bị nhiễm bệnh do các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, khói bụi,...bởi lúc này hệ miễn dịch của bé chưa được phát triển toàn diện, cũng như các bé chưa tiêm đủ các vacxin phòng ngừa bệnh nên sẽ rất dễ dàng bị các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cùng Rabity tìm hiểu về một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non để ba mẹ có thể biết rõ và phòng ngừa kịp thời cho con nhé!
1. Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non
1.1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và dấu hiệu tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường gặp ở bé dưới 10 tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi từ 6 tháng - 3 tuổi, là căn bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16 hoặc enterovirus 71 gây ra. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhất là khi khí hậu nóng ẩm và có nguy cơ bùng phát dịch tại các khu vực tập hợp nhiều trẻ em như nhà giữ trẻ, trường học,...
Dấu hiệu tay chân miệng thường gặp như phát ban, nổi nhiều nốt ban đỏ trên cơ thể, loét miệng, xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm cúm hoặc bị sốt cao. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ không gây hại và biến mất trong vài ngày, nhưng nếu trong trường hợp trẻ gặp biến chứng mà không xử lý kịp thời có thể bị viêm cơ tim, viêm màng não, phù phổi cấp hoặc thậm chí có nguy cơ tử vong.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em dễ bùng phát khi khí hậu nóng ẩm
1.2. Viêm phổi và dấu hiệu trẻ bị viêm phổi
Viêm phổi là bệnh xuất hiện khi vi khuẩn hay virus tấn công cơ quan này, sinh sôi nảy nở và tạo ra các ổ nhiễm trùng bên trong phổi. Vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em thường gặp là phế cầu khuẩn và trẻ dưới 2 tháng có thể gặp một số vi khuẩn đường ruột mẹ truyền qua như E.Coli, Proteus,...
Bệnh viêm phổi thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi, đây cũng chính là bệnh thường gặp ở trẻ mầm non trở xuống và nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc), viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều hơn tổng số ca tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Và Việt Nam được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới, với khoảng 2,9 triệu trẻ mắc bệnh, trong đó có khoảng 4.000 trẻ tử vong hàng năm.
Những dấu hiệu trẻ bị viêm phổi mà ba mẹ cần biết để phát hiện và đưa con đi thăm khám kịp thời như:
Thở nhanh liên tục là dấu hiệu trẻ bị viêm phổi ở giai đoạn sớm (khác với thở nhanh nhất thời lúc trẻ bị sốt cao). Bạn có thể đếm nhịp thở của con khi trẻ đang nằm im và không hoạt động gắng sức trong vòng trong 1 phút nếu trẻ thở trên 60 lần (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần (đối với trẻ từ 2 - 11 tháng tuổi) và trên 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi) thì đây được coi là trẻ đang thở nhanh.
Ho vừa đến nặng, ho nặng tiếng hơn so với bệnh ho thông thường.
Sốt từ vừa đến cao nhưng đôi khi không xuất hiện ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Môi và mặt tím tái do trẻ bị thiếu oxy
Nôn sau những cơn ho mạnh và có thể cả giữa cơn ho
Ngoài ra, nếu phát hiện các biểu hiện như thở co lõm lồng ngực, không thể uống được gì, bỏ bú hoặc bú kém, co giật, li bì, thở khò khè, thở rít thì chính là những dấu hiệu chứng tỏ tình trạng bệnh của con đã chuyển biến nặng và nguy kịch, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Trẻ mầm non chính là độ tuổi thường xuyên bị viêm phổi
1.3. Bé bị vàng da
Vàng da là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này các bé lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới, làm tích tụ một chất có màu vàng gọi là Bilirubin. Và gan của trẻ sơ sinh lúc này lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu nên gây ra vàng da cho bé. Sau khoảng 2 tuần tuổi, do gan đã có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin nên bệnh vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không gây ra nguy hiểm nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sẽ không hết vàng da sau 2 tuần thì đây chính là biểu hiện của vàng da bệnh lý, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm cho trẻ tử vong hoặc bại não suốt đời.
Trẻ bị vàng da sinh lý thường không xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, vẫn phát triển tốt và lên cân đều và sẽ tự khỏi mà không để lại bất kỳ nguy hiểm nào cho con. Còn đối với bé bị vàng da bệnh lý, ba mẹ cần quan tâm đến các dấu hiệu bất thường sau:
Vàng toàn thân và cả mắt, mức độ vàng da rất đậm
Xuất hiện sớm từ ngày đầu tiên sau sinh
Không khỏi sau 2 tuần ở trẻ sinh non và sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng
Xuất hiện kết hợp các triệu chứng khác như: Bú kém hoặc bỏ bú, sốt, khóc nhiều, thay đổi thân nhiệt, lừ đừ, thở nhanh,...
Mức Bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường
Bệnh vàng da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh
1.4. Viêm phế quản
Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non không thể không nhắc đến bệnh viêm phế quản, là bệnh được hình thành do tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc, tiểu phế quản thường do virus gây ra hoặc số ít cũng có thể là do vi khuẩn, nấm và phát triển nhanh, dễ bùng phát thành dịch vào mùa đông.
Có 2 loại viêm phế quản là cấp tính và mãn tính
Trẻ bị viêm phế quản cấp tính: Các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày hoặc hơn và bệnh không tái đi tái lại nhiều lần nếu được chữa trị đúng cách.
Trẻ bị viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng sẽ xuất hiện dai dẳng và có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm. Bệnh sẽ làm suy giảm chức năng của phổi và gây ra những tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao sao khi được điều trị.
Trẻ bị viêm phế quản sẽ thường xuất hiện các triệu chứng sau:
Ho khan, ho đờm (đờm có màu vàng hoặc trắng). Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đàm sẽ được đẩy ra ngoài khi nôn. Ho liên tục làm trẻ cảm thấy ngứa, rát cổ họng và ho dữ dội hơn khi nằm.
Thở khò khè, khó thở, nghẹt mũi.
Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, khó chịu.
Đau, nhức đầu, đau họng, đau ngực
Niêm mạc phế quản phù nề, sưng đỏ,...
Bệnh viêm phế quản dễ bùng phát dịch vào mùa đông
1.5. Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi ở trẻ em được gây ra bởi virus sởi, là một chủng virus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng, đặc biệt vào mùa đông - xuân, khi thời tiết chuyển lạnh bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện và phát triển mạnh mẽ vào bất cứ mùa nào trong năm. Đây là virus có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, nó sẽ phát tán ra bên ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,... Do vậy, bệnh sẽ dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như nhà trẻ, trường học,...
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi ở trẻ em như sốt, viêm kết mạc, đỏ mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, xuất tiết mũi, họng, phát ban ở vùng mặt và nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể. Virus này có thể lây lan ngay khi bệnh chưa có dấu hiệu nhận biết bên ngoài, kéo dài từ thời gian ủ bệnh đến khi phát ban hoàn toàn vì vậy ba mẹ nên chú ý hình thành các thói quen cho trẻ như rửa tay, không dùng chung dụng cụ ăn uống,...
>>>Có thể bạn quan tâm
Bí kíp chọn đồ ấm trẻ em vào mùa đông
Những mẫu quần áo thu đông trẻ em không thể thiếu trong tủ đồ của bé
1.6. Bệnh quai bị ở trẻ
Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thể không thể không nhắc đến bệnh quai bị ở trẻ, là một bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa Thu - Đông. Đây là bệnh được gây ra bởi sự xâm nhập của Mumps virus (thuộc nhóm Paramyxovirus) vào tuyến nước bọt trước tai (tuyến mang tai), lây nhanh qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi và nói chuyện.
Bệnh quai bị ở trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, uể oải, sốt, đau nhức cơ thể, dễ cáu gắt, cảm giác ớn lạnh, sợ gió, biếng ăn do tuyến nước bọt sưng đau ở một hoặc hai bên mang tai. Bệnh sẽ thường hết sau khoảng một tuần nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, tuy bệnh quai bị ở trẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như điếc tai, viêm não và viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy,...nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh quai bị ở trẻ được gây ra bởi sự xâm nhập của Mumps virus
1.7. Bé bị ban đỏ (Sốt phát ban)
Sốt phát ban một là một bệnh thường gặp ở trẻ do vIrus Herpes 6 hoặc 7 gây ra, làm cho bé bị ban đỏ so với sốt thông thường. Ngoài ra, bệnh sốt phát ban ở trẻ còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, biếng ăn, sưng mắt, tiêu chảy, sổ mũi,... Nếu được chăm sóc đúng cách và nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại biến chứng.
1.8. Giun sán ở trẻ em
Giun sán là những sinh vật sống ký sinh trong cơ thể động vật và người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thường hiếu ký, hay thích khám phá đồ vật xung quanh, nên nhiễm giun sán luôn nằm danh sách một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Các dấu hiệu nhiễm giun sán ở trẻ ba mẹ dễ dàng nhận ra như:
Rối loạn tiêu hóa, một số bé bị tiêu chảy mãn tính do giun sán xâm nhập bên trong đường ruột
Khi xâm nhập vào cơ thể, giun sán có thể sinh ra các độc tố gây hại làm bé đầy bụng, nôn, táo bón,...
Bệnh giun sán ở trẻ em sẽ làm bé đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, đi phân lỏng.
Bé thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi, da xanh xao, đau cơ bắp và khớp vì những ký sinh trùng đã hút hết các dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn hoặc xâm nhập vào các cơ, khớp của bé.
Dấu hiệu các vấn đề về da như phát ban, viêm da, dị ứng bất thường,...không rõ nguyên nhân cũng là một biểu hiện nhiễm giun sán ở trẻ em.
1.9. Kiết lỵ ở trẻ em
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em sẽ khiến bé vừa khó chịu vừa mệt mỏi do đi ngoài nhiều lần nên hầu hết ba mẹ rất băn khoăn khi trẻ mắc bệnh. Bệnh được gây ra do một số vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập làm nhiễm trùng ở ruột, khiến trẻ đi đại tiện liên tục (xuất hiện dịch nhầy và máu trong phân). Tuy đây là một bệnh thường gặp ở trẻ mầm non nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
2. Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Đây là cách giúp phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non bạn nên dạy cho con từ sớm. Hãy hình thành thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi ở bên ngoài về nhà, chơi với đất cát, động vật,... Ho, hắt hơi phải che miệng và rửa tay lại. Dạy con không đưa tay bẩn vào miệng, cắn móng tay, đưa tay bẩn lên mắt và mặt,...
Chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước: Ba mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống của con như ăn uống đủ chất, đảm bảo cân đối và đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi,...rau xanh như súp lơ xanh, nấm,...hoặc các loại thực phẩm như thịt bò, cá, tỏi giúp cơ thể chống chọi với các mầm bệnh tốt hơn. Ăn chín uống sôi, tránh ăn, uống những thức ăn, đồ uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh
Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch đối với các bệnh có vắc xin phòng ngừa như sởi, thủy đậu, ho gà, rubella,...
Rèn luyện thể chất: Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì tập luyện thể dục thể thao là một việc không thể thiếu, đặc biệt là những ngày giao mùa.
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: Ngoài những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của con thì các tác nhân từ môi trường sống cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì nếu môi trường không được giữ gìn sạch sẽ các vi khuẩn, mầm bệnh sẽ sinh sôi nảy nở. Hình thành thói quen cho bé dọn dẹp đồ chơi, không vứt đồ bừa bộn, lung tung, dọn dẹp nhà cửa, không gian sống của mình.
Một số cách để ba mẹ phòng tránh bệnh thường gặp cho trẻ mầm non
>>>Tìm hiểu thêm 9 thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé ngày gió về
Bên trên là một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ con yêu của mình, hãy cùng Rabity lưu lại những dấu hiệu, nhận biết, cách phòng ngừa để có thể phát hiện và điều trị cho con kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho con ba mẹ nhé!