Tác hại của điện thoại và cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả

Tác hại của điện thoại và cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả

Marketing
Th 2 22/07/2024 21 phút đọc
Nội dung bài viết [Hiện]

Ngày nay, điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng việc sử dụng quá mức, đặc biệt là trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển tâm lý và kỹ năng xã hội. Trong bài viết này, Rabity sẽ cùng bạn tìm hiểu những tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức và tìm hiểu các cách cai nghiện điện thoại cho trẻ em, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện và lành mạnh.

 

1. Tác hại không ngờ của điện thoại đối với sức khỏe và tâm lý trẻ nhỏ

Ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại như bé dành hầu hết thời gian để sử dụng điện thoại, đồng thời dễ mất tập trung trong sinh hoạt, học tập cũng mệt mỏi, thiếu năng lượng và không còn hứng thú với các hoạt động khác. Từ đây bé rất khó khăn khi ngừng sử dụng điện thoại, có thể trở nên cáu gắt, mất kiên nhẫn khi không được dùng nữa. 

Vì vậy, việc trẻ em tiếp xúc quá nhiều với điện thoại đang là một vấn đề đáng lo ngại. Dưới đây là một số tác hại của việc nghiện điện thoại có thể gây ra cho sức khỏe và tâm lý của trẻ:

Tác hại của điện thoại đối với trẻ em vô cùng đáng báo động

Những tác hại của điện thoại đối với trẻ em ba mẹ cần biết

1.1. Trẻ nghiện điện thoại dễ gặp các bệnh về mắt

Những đứa trẻ nghiện điện thoại thường chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại trong thời gian dài để chơi game, xem video dễ gặp các tình trạng mỏi mắt, khô mắt, và đau đầu. Đồng thời, nếu bé tiếp xúc quá mức với ánh sáng xanh từ màn hình có thể dẫn đến suy giảm thị lực và gây cận thị. Đây chính là tác hại của việc nghiện điện thoại thường thấy nhất ở trẻ. 

1.2. Các vấn đề về cơ xương và dễ bị béo phì 

Một tác hại của nghiện điện thoại đối với trẻ em thường xuyên dễ thấy chính là việc bé bị thu hút toàn bộ sự tập trung vào các trò chơi, video mà không còn quan tâm và hứng thú với các hoạt động xung quanh. Bé có thể dành hàng giờ đồng hồ chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ chơi điện thoại nên dần hình thành thói quen lười biếng, ít vận động thể thao, từ đó cũng khiến bé gia tăng các nguy cơ về bệnh béo phì.

Mặt khác, việc ít vận động và tư thế ngồi sai trong thời gian dài, hoặc luôn cúi gằm mặt khi sử dụng điện thoại cũng khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị đau lưng, đau cổ, thoái hóa đốt sống cổ, hoặc gây căng cơ và viêm khớp ở tay, cổ tay.

1.3. Trẻ dùng điện thoại thường xuyên dễ bị ảnh hưởng đến giấc ngủ

Những trẻ nghiện điện thoại thường sẽ có chất lượng giấc ngủ kém hơn, ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc. Ngoài ra, còn có nhiều bé cũng nghiện chơi game, xem phim đến mức thức xuyên đêm và bị rút ngắn thời gian ngủ đáng kể.
Mặt khác sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ do ánh sáng xanh ức chế sản xuất melatonin, hormone điều tiết giấc ngủ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé mà còn làm rối loạn thời gian biểu và khả năng sinh hoạt. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu bạn không có cách cai nghiện điện thoại hiệu quả thì cơ thể bé không thể được nghỉ ngơi và phục hồi tốt, gây suy kiệt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trẻ nghiện điện thoại dễ gặp vấn đề sức khỏe, tinh thần do ảnh hưởng giấc ngủ

Trẻ nghiện điện thoại dễ gặp vấn đề sức khỏe, tinh thần do ảnh hưởng giấc ngủ

1.4. Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của trẻ

Trẻ em sử dụng điện thoại quá mức thường dành ít thời gian cho việc trò chuyện và giao tiếp trực tiếp với ba mẹ, bạn bè và người thân. Điều này làm hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Nguyên nhân vì nội dung trên điện thoại, đặc biệt là từ mạng xã hội và trò chơi trực tuyến, đôi khi sử dụng ngôn ngữ không chính xác hoặc không chuẩn mực. Trẻ em có thể bắt chước và học theo dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ sai lệch trong giao tiếp hàng ngày.

Mặt khác, dùng điện thoại nhiều khiến trẻ quen với việc tiếp nhận thông tin một chiều, thiếu kỹ năng lắng nghe và phản hồi khi giao tiếp trực tiếp. Từ đó cũng có thể làm giảm khả năng thấu hiểu cảm xúc đối phương, dẫn đến việc trẻ khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội và xử lý xung đột.

1.5. Tác động đến tâm lý, não bộ và thần kinh trẻ

Trẻ em rất dễ dàng phát triển thói quen phụ thuộc vào điện thoại, cảm thấy không thoải mái hoặc lo lắng khi không có điện thoại bên mình. Sự nghiện ngập này có thể dẫn đến việc bỏ bê các hoạt động quan trọng khác và gây ra các vấn đề về hành vi. Đồng thời sự liên tục chuyển đổi giữa các ứng dụng và thông báo trên điện thoại làm giảm khả năng tập trung và duy trì chú ý của trẻ. Tác hại của nghiện smartphone này ảnh hưởng đến khả năng học tập và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.

Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội cũng khiến trẻ em so sánh bản thân với người khác, dẫn đến cảm giác tự ti, lo âu và trầm cảm. Các bình luận tiêu cực hoặc bị bắt nạt trực tuyến cũng có thể gây ra tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Đặc biệt trong giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, nghiện điện thoại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Nghiên cứu chỉ ra rằng nghiện điện thoại sẽ khiến sự phát triển của các khu vực liên quan đến tư duy logic, quản lý cảm xúc và kỹ năng xã hội có thể bị chậm lại. Việc trẻ em thiếu ngủ do nghiện điện thoại cũng dẫn đến vấn đề về khả năng tập trung, hành vi và sức khỏe tinh thần. Hoặc nó còn làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn lo âu xã hội và các vấn đề về hành vi.

Trẻ nghiện điện thoại dễ gặp vấn đề về tâm lí, hành vi

 

2. Nguyên nhân tại sao trẻ em ngày nay dễ nghiện điện thoại

Việc nhận thức rõ được những nguyên nhân nghiện điện thoại là bước đầu quan trọng để phụ huynh và nhà giáo dục có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ.

2.1. Sức hấp dẫn từ điện thoại và internet

Các ứng dụng, trò chơi, và video trên điện thoại đều được thiết kế để thu hút và giữ chân người dùng, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển tâm lí và rất dễ tò mò về mọi thứ xung quanh. Những hình ảnh màu sắc, âm thanh sống động, và các nhân vật hoạt hình dễ thương dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của trẻ. 

Đồng thời điện thoại và internet với sự tiện lợi, sẵn có dễ mang theo bất cứ nơi đâu, cho phép trẻ em kết nối và tương tác với bạn bè, người thân, và thế giới bên ngoài một cách dễ dàng. Các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, và trò chơi trực tuyến tạo điều kiện cho trẻ giao lưu và chia sẻ, khiến chúng muốn sử dụng điện thoại nhiều hơn.

2.2. Do ba mẹ quá bận rộn, trẻ thiếu sự yêu thương

Khi ba mẹ quá bận rộn với công việc và các trách nhiệm khác, họ có thể không đủ thời gian để giám sát và hướng dẫn con cái một cách chặt chẽ. Điều này dẫn đến việc trẻ em tự do sử dụng điện thoại mà không có sự kiểm soát. 

Trẻ em cần sự yêu thương, chăm sóc, và giao tiếp từ ba mẹ. Khi thiếu những điều này, trẻ sẽ có thể cảm thấy bị bỏ rơi và tìm đến điện thoại và internet như một cách để lấp đầy khoảng trống tình cảm và tìm kiếm sự thoải mái, sự chú ý và niềm vui.

2.3. Ba mẹ nuông chiều quá mức khiến trẻ thoải mái sử dụng điện thoại

Ngược lại với sự thờ ơ, không quan tâm nhiều đến con thì việc nuông chiều quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiện điện thoại phổ biến ở trẻ. Việc dễ dàng đáp ứng con và không đặt ra các quy tắc và giới hạn rõ ràng về việc sử dụng điện thoại, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự do sử dụng chúng bất cứ khi nào. Sự nuông chiều này làm trẻ thiếu kiên nhẫn và không học được cách tự kiềm chế.

Bên cạnh đó một số ba mẹ có thể cho phép con cái sử dụng điện thoại tự do để tránh xung đột hoặc để giữ yên lặng, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng bị nghiện.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con nghe lời hiệu quả, không đòn roi

2.4. Ảnh hưởng từ thói quen sử dụng của gia đình, người thân

Trẻ em thường quan sát và học hỏi từ ba mẹ và người thân. Nếu ba mẹ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại, trẻ sẽ bắt chước và cho rằng việc này là bình thường và chấp nhận được. Từ môi trường gia đình mà mọi người thường xuyên sử dụng điện thoại sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy thói quen này ở trẻ. 

Nếu gia đình không tổ chức các hoạt động giải trí và vận động chung, trẻ sẽ dễ dàng tìm đến điện thoại như một phương tiện giải trí chính và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

2.5. Thiếu các hoạt động giải trí, vận động thay thế cho điện thoại

Trong nhiều khu vực đô thị, không gian và cơ hội cho trẻ em tham gia các hoạt động thể thao, giải trí và vận động ngoài trời bị hạn chế. Việc thiếu các hoạt động này khiến trẻ có ít sự lựa chọn và dễ bị cuốn vào thế giới ảo. Cũng chính vì không có gì thú vị để làm, trẻ em sẽ dễ cảm thấy buồn chán và tìm đến điện thoại như một cách để giết thời gian và tìm niềm vui.

3. Tuyệt chiêu cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả 

Ngày nay hiện trạng trẻ em nghiện điện thoại là một vấn đề phức tạp và cần sự quan tâm, can thiệp từ nhiều phía, đặc biệt đầu tiên chính là từ phía gia đình. Dưới đây là tổng hợp các cách cai nghiện điện thoại cho trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua để bảo vệ sức khỏe thể chất và tâm lý cho con yêu!

Các cách cai nghiện điện thoại cho trẻ ba mẹ nhất định phải nắm

Các cách cai nghiện điện thoại cho trẻ ba mẹ nhất định phải nắm

3.1. Đặt ra giới hạn thời gian nhất định

Con bạn đang dành quá nhiều thời gian cho chiếc điện thoại? Đừng lo lắng, chúng ta cùng nhau tìm cách cân bằng thời gian sử dụng thiết bị số một cách hiệu quả nhé:
  • Thiết lập quy tắc rõ ràng: Ba mẹ cần đặt ra các quy tắc về thời gian sử dụng điện thoại hàng ngày, ví dụ như chỉ cho phép sử dụng 1-2 giờ mỗi ngày. Đây là cách cai nghiện điện thoại này giúp trẻ hiểu rằng việc sử dụng điện thoại có giới hạn và không thể kéo dài vô thời hạn.
  • Sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian: Có nhiều ứng dụng cai nghiện điện thoại giúp ba mẹ quản lý và kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ. Những ứng dụng này có thể tự động tắt các ứng dụng hoặc điện thoại sau khi hết thời gian quy định.
  • Tạo lịch trình hàng ngày: Kết hợp việc sử dụng điện thoại vào lịch trình hàng ngày của trẻ, bao gồm cả thời gian học tập, nghỉ ngơi, và các hoạt động giải trí khác. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen và quản lý thời gian tốt hơn.

Cần thiết lập các quy định về thời gian bé sử dụng điện thoại hợp lí

Cần thiết lập các quy định về thời gian bé sử dụng điện thoại hợp lí

3.2. Ba mẹ nên làm gương trước và dành thời gian nhiều hơn cho bé

Trẻ em thường bắt chước hành vi của người lớn, vì vậy, khi thấy cha mẹ luôn dán mắt vào màn hình điện thoại, các bé cũng sẽ dễ dàng bị cuốn vào thế giới ảo. Để nuôi dưỡng một gia đình hạnh phúc và giúp con cái phát triển toàn diện thì cách để cai nghiện điện thoại hiệu quả nhất nên bắt đầu từ cha mẹ:

  • Giảm thiểu thời gian sử dụng điện thoại của ba mẹ: Ba mẹ cần làm gương bằng cách giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trước mặt trẻ. Thay vào đó, dành nhiều thời gian để tương tác, trò chuyện, và chơi cùng con cái.
  • Tổ chức các hoạt động gia đình không liên quan đến công nghệ: như chơi cờ, đọc sách, nấu ăn cùng nhau, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này giúp trẻ thấy rằng có nhiều cách để giải trí mà không cần dùng đến điện thoại.
  • Gắn kết tình cảm: Dành thời gian để lắng nghe và hiểu con cái, xây dựng mối quan hệ gắn bó và tin tưởng. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương và quan tâm, chúng sẽ ít tìm đến điện thoại để tìm sự thoải mái.

Ba mẹ nên làm gương trước và dành thời gian nhiều hơn cho bé

 

3.3. Không nên đánh mắng và tịch thu điện thoại đột ngột

Thay vì la mắng và tịch thu điện thoại khi con sử dụng quá nhiều, hãy thử ngồi xuống và trò chuyện với con:
  • Giải thích và thuyết phục: Điều này giúp cho trẻ hiểu lý do vì sao việc sử dụng điện thoại quá mức là không tốt. Sử dụng các tình huống thực tế và ví dụ cụ thể để thuyết phục trẻ.
  • Thay đổi dần dần: Giảm thời gian sử dụng điện thoại của trẻ một cách từ từ, không nên tịch thu đột ngột vì điều này có thể gây phản ứng tiêu cực. Cho trẻ thời gian để thích nghi với sự thay đổi và hỗ trợ chúng trong quá trình này.
  • Tạo động lực tích cực: Khuyến khích và khen ngợi trẻ khi chúng tuân thủ các quy tắc và giới hạn về thời gian sử dụng điện thoại. Điều này giúp trẻ cảm thấy được công nhận và có động lực để tiếp tục duy trì thói quen tốt.

Không nên đánh mắng và tịch thu điện thoại đột ngột

Nên nhẹ nhàng thay đổi thói quen sử dụng điện thoại của bé

3.4. Trò chuyện và giáo dục về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức 

Trò chuyện với trẻ bằng giọng điệu nhẹ nhàng, thân thiện để trẻ cảm thấy thoải mái và cởi mở. Sau đó dẫn dắt cho bé bằng những thông tin, câu hỏi như: 
  • Cung cấp thông tin khoa học: Ba mẹ nên chia sẻ với trẻ những thông tin khoa học về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức, bao gồm các vấn đề về sức khỏe, tâm lý, và xã hội.
  • Thảo luận mở: Tạo không gian để trẻ có thể đặt câu hỏi và thảo luận về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện thoại. Lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của trẻ một cách chân thành và cởi mở.
  • Sử dụng tài liệu và video giáo dục: Sử dụng các tài liệu, sách, và video giáo dục về tác hại của việc nghiện điện thoại để trẻ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Người thân nên trò chuyện để con hiểu rõ tác hại sử dụng điện thoại quá mức

3.5. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thú vị, bổ ích khác

Để giúp trẻ phát triển toàn diện và có một tuổi thơ thật sự ý nghĩa tránh xa điện thoại thì việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thú vị và bổ ích khác là cách cai nghiện điện thoại thông minh:
  • Tìm hiểu sở thích của trẻ: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động mà chúng yêu thích, như thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, hay các câu lạc bộ ngoại khóa. Điều này giúp trẻ tìm thấy niềm vui và hứng thú ngoài điện thoại.
  • Tổ chức các hoạt động gia đình: Ba mẹ có thể tổ chức các buổi đi dã ngoại, cắm trại, tham quan bảo tàng, hoặc đi xem phim cùng gia đình. Những hoạt động này giúp trẻ có trải nghiệm mới mẻ và thú vị mà không cần dùng đến điện thoại.
  • Đăng ký các lớp học và khóa học: Cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu, thể dục, hoặc kỹ năng sống để phát triển khả năng và khám phá đam mê của mình.

Trẻ có thể hạn chế chơi điện thoại khi được tham gia nhiều hoạt động thú vị khác

Trẻ có thể hạn chế chơi điện thoại khi được tham gia nhiều hoạt động thú vị khác

>>> Có thể bạn quan tâm: 

Ba mẹ có thể tham khảo nhiều ý tưởng trò chơi vừa thú vị, vừa bổ ích mà còn vô cùng dễ dàng làm tại nhà trên kênh tiktok “Play With Rabi” để cùng bé dành thời gian tránh xa các thiết bị điện tử và phát triển. 

3.6. Trao thưởng hoặc đưa ra hình phạt phù hợp để tạo thói quen sử dụng điện thoại lành mạnh

Để giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng điện thoại một cách khoa học và có lợi, việc kết hợp cả phần thưởng và hình phạt là vô cùng cần thiết:
  • Trao thưởng khi tuân thủ quy tắc: Khi trẻ tuân thủ các quy tắc về thời gian sử dụng điện thoại, ba mẹ có thể trao thưởng bằng cách cho phép trẻ thêm thời gian sử dụng điện thoại vào cuối tuần, hoặc tặng một món quà nhỏ.
  • Hình phạt hợp lý: Nếu trẻ vi phạm các quy tắc, ba mẹ có thể áp dụng hình phạt như giảm thời gian sử dụng điện thoại hoặc tạm thời tước quyền sử dụng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần tránh các hình phạt quá khắt khe hoặc làm tổn thương trẻ.
  • Thống nhất quy tắc và hậu quả: Ba mẹ cần thống nhất và nhất quán trong việc áp dụng các quy tắc và hậu quả. Điều này giúp trẻ hiểu rõ ràng về những gì được mong đợi và hậu quả của việc không tuân thủ.

Trao thưởng hoặc đưa ra hình phạt phù hợp để tạo thói quen sử dụng điện thoại lành mạnh

3.7. Có biện pháp quản lí việc sử dụng điện thoại của con

Là cha mẹ, chúng ta đều muốn con mình phát triển một cách lành mạnh và hạnh phúc. Và việc quản lý việc sử dụng điện thoại của con là giải pháp cai nghiện điện thoại quan trọng quyết định đến sự thành công của cả quá trình:
  • Tạo môi trường không công nghệ: Ba mẹ nên thiết lập các khu vực không có công nghệ trong nhà, chẳng hạn như phòng ăn và phòng ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tách biệt với điện thoại, đặc biệt là trong khi bé đang ăn, ngủ hoặc học tập.

  • Cung cấp hướng dẫn về sử dụng điện thoại một cách lành mạnh: Bên cạnh những tác hại thì điện thoại và internet cũng mang lại lượng thông tin, kiến thức dồi dào. Vì vậy ba mẹ cần hướng dẫn trẻ cách sử dụng điện thoại một cách hợp lý, chẳng hạn như sử dụng để học tập, tìm kiếm thông tin hữu ích, và giữ liên lạc với gia đình.

 

Việc cai nghiện điện thoại cho trẻ là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu và hỗ trợ từ ba mẹ. Bằng cách hiểu được tác hại của điện thoại đối với trẻ em và áp dụng các cách cai nghiện điện thoại cho trẻ như trên. Ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển thói quen sử dụng điện thoại lành mạnh và cân bằng trong cuộc sống, phát triển toàn diện và hạnh phúc, không bị chi phối bởi công nghệ. Hãy theo dõi Rabity Blog ngay để nắm thêm nhiều kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con thật bổ ích ba mẹ nhé

BLACK FIRE-DAY: SALE RỰC LỬA LÊN ĐẾN 70% HÀNG TRIỆU SẢN PHẨM

BLACK FIRE-DAY: SALE RỰC LỬA LÊN ĐẾN 70% HÀNG TRIỆU SẢN PHẨM

Th 6 08/11/2024 1 phút đọc

🔥 Sale khủng cuối năm: BÃO SALE SIÊU NÓNG đổ bộ tại Rabity! Chớp ngay ưu đãi lớn nhất 2024 với loạt sản phẩm giá hời... Đọc tiếp

Black Friday 2024 là ngày nào? Bí quyết săn sale ngày thứ 6 đen tối

Black Friday 2024 là ngày nào? Bí quyết săn sale ngày thứ 6 đen tối

Th 5 07/11/2024 11 phút đọc

Lại mùa sale đang đến với vô vàn ưu đãi cực sốc mang tên Black Friday 2024 - Ngày thứ 6 đen tối. Vậy ngày Black Friday... Đọc tiếp

Vải len là gì? Các loại vải len và ứng dụng trong cuộc sống

Vải len là gì? Các loại vải len và ứng dụng trong cuộc sống

Th 7 02/11/2024 12 phút đọc

Vải len là chất liệu đặc biệt, nổi tiếng với độ bền, khả năng giữ ấm và mềm mại, tạo nên sự ưa chuộng đặc biệt... Đọc tiếp

Gợi ý phối đồ thu đông cho bé vừa giữ ấm vừa thời trang

Gợi ý phối đồ thu đông cho bé vừa giữ ấm vừa thời trang

Th 5 31/10/2024 13 phút đọc

Thời tiết bắt đầu trở lạnh, việc phối đồ mùa đông cho bé trở thành ưu tiên hàng đầu của ba mẹ, không chỉ để giữ... Đọc tiếp

Nội dung bài viết