Vải Spandex là gì? Khám phá đặc tính và ứng dụng của chất liệu Spandex

Vải Spandex là gì? Khám phá đặc tính và ứng dụng của chất liệu Spandex

Marketing
Th 4 13/03/2024 12 phút đọc
Nội dung bài viết [Hiện]

Spandex là một loại sợi nhân tạo nổi tiếng với khả năng co giãn tốt, và được sử dụng rất nhiều trong ngành thời trang may mặc như sản xuất áo thun, áo khoác, quần, đầm váy,... 

Hãy cùng Rabity khám phá thêm về vải spandex là gì, ưu nhược điểm của vải spandex và những đặc tính quan trọng trong  bài viết dưới đây nhé!

 

1. Chất liệu vải spandex là gì?

Chất vải Spandex (hay còn có tên gọi khác là vải Elastane, Lycra) là loại sợi tổng hợp nhẹ được điều chế từ than đá, dầu mỏ và các chất phụ gia.

Đây luôn là loại chất liệu nằm trong top đầu những loại vải có tính năng co giãn và đàn hồi tốt nhất trong số các chất liệu may mặc hiện nay, với khả năng co giãn gấp 5 lần kích thước bình thường của nó. Chính vì vậy nên chất vải Spandex, Lycra hay Elastane thường được lựa chọn để sản xuất những sản phẩm quần áo có độ co giãn như đồ thể thao, đồ lót, áo tắm,... hoặc được pha với các loại vải khác để tăng thêm tính co giãn.

Vải spandex là sợi tổng hợp còn được gọi là Vải Elastane hoặc Lycra

Vải spandex là gì? Là chất liệu sợi tổng hợp còn được gọi là Vải Elastane hoặc Lycra 

 

2. Nguồn gốc hình thành và quy trình sản xuất ra vải spandex

Spandex, Elastane hoặc Lycra được tạo ra bởi hợp chất giữa polyether-polyurea và sản xuất ra để thay thế cao su. Kể từ khi được phát sinh vào năm 1958 đến khi được giới thiệu công khai vào năm 1962, nó đã cách mạng hóa nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp may mặc quần áo. 

Quy trình sản xuất ra chất vải spandex khá phức tạp và mất nhiều công sức, thời gian.

  • Tạo ra chất prepolymer: Trộn kết hợp monomer diisocyanate với glycol theo tỉ lệ 2:1 trong một bình phản ứng để tạo ra prepolymer.

  • Tạo ra dung dịch kéo sợi: Bước tiếp theo là cho prepolymer vừa tạo theo tỉ lệ 1:1 phản ứng mở rộng với diamine. Kết quả sau đó sẽ thu được một dung dịch để mang đi pha loãng bằng dung môi và tạo ra dung dịch kéo sợi.

  • Quay sợi và tạo sợi spandex: Sau đó, bơm dung dịch thu được ở bước trên vào một máy quay hình trụ để tạo thành sợi spandex. Sau đó polymer lỏng sẽ hình thành các sợi rắn bằng cách gia nhiệt máy quay sợi bằng khí nitơ và dung môi hóa học. Tiếp theo được tập hợp lại thành các sợi spandex có độ dày khác nhau.

  • Xử lý sợi và kiểm tra chất lượng: Để ngăn sự bám dính giữa các sợi spandex, người ta sử dụng chất magnesi stearat hoặc một chất polyme khác, sau đó chuyển các sợi qua con lăn lên ống chỉ, kiểm tra khả năng co giãn, kích thước đạt tiêu chuẩn và  và dệt thành vải. 

Quy trình sản xuất sợi spandex vô cùng phức tạp, tỉ mỉ

Quy trình sản xuất sợi spandex vô cùng phức tạp, tỉ mỉ

 

3. Phân loại các loại vải sợi spandex

Thực tế thì không có sản phẩm nào được làm hoàn toàn từ 100% sợi spandex bởi chi phí sẽ rất đắt và hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy nên để giảm bớt chi phí cũng như khắc phục những khuyết điểm của vải spandex, thường các nhà sản xuất cũng như Rabity sẽ pha trộn thêm các loại sợi khác. Dưới đây là 3 loại vải Spandex được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thời trang may mặc.

3.1. Vải cotton spandex 

Sợi cotton là chất liệu được lựa chọn nhiều nhất để kết hợp với sợi Spandex, chính vì vậy nên vải cotton spandex, hay còn gọi là vải thun spandex được sở hữu hầu hết những ưu điểm của 2 loại vải này - thừa hưởng những đặc tính nổi trội của vải cotton như sự thoáng mát và khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội giúp khắc phục được điểm yếu của chất vải Spandex. 

Ngoài ra, chất liệu vải cotton spandex còn có khả năng co giãn và đàn hồi tốt, trọng lượng vải nhẹ và bề mặt mềm mịn, ít bám bụi và dễ dàng giặt giũ, vệ sinh.

Vải cotton spandex hội tụ những ưu điểm của cả spandex và cotton

Vải cotton spandex - hay vải thun spandex hội tụ những ưu điểm của cả spandex và cotton

Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng, tỉ lệ pha trộn thành phần sợi spandex sẽ được điều chỉnh phù hợp, thông thường tỉ lệ kết hợp nhiều nhất là vải 95% cotton 5% spandex hay 65% cotton 35% spandex. Với những ưu điểm trên nên vải Cotton Spandex được ứng dụng phổ biến để may các loại quần áo hằng ngày như áo thun trơn, áo sơ mi, đồ lót, đồ thể thao hoặc những trang phục yêu cầu sự thoải mái, co giãn và linh động trong sinh hoạt hằng ngày.  

>>> Tham khảo thêm Vải cotton là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải cotton

3.2. Vải poly spandex/ vải nylon spandex

Chất liệu poly khi pha với spandex sẽ tạo ra thành phẩm là loại vải thun lạnh, co giãn tốt, vô cùng mềm mịn và mát khi mặc, đồng thời còn giúp quần áo dễ dàng được bảo quản lâu hơn. Hơn nữa bề mặt vải Poly Spandex còn được thừa hưởng độ bóng nhẹ từ chất liệu polyester làm tăng tính thẩm mỹ cho trang phục.

Với những đặc tính trên thì vải Poly Spandex thường được dùng để may các trang phục đòi hỏi sự sang trọng, cầu kỳ và thẩm mỹ cao như trang phục dự tiệc, váy đầm,... 

Vải Poly Spandex đem lại cảm giác mịn, mát và thẩm mỹ cho trang phục

Vải Poly Spandex đem lại cảm giác mịn, mát và thẩm mỹ cho trang phục

3.3. Vải len spandex

Mùa lạnh chính là khoảng thời gian mà những bộ quần áo len được săn đón bởi khả năng giữ ấm và tính thời trang của nó mang lại. Tuy nhiên chất liệu này có khuyết điểm khiến nhiều người bận tâm là khả năng đàn hồi và co giãn kém của vải len có thể khiến người mặc bị gò bó, khó chịu.

Và sự ra đời của vải Len Spandex đã xóa bỏ nỗi e ngại của khách hàng bởi những ưu điểm của chất liệu Spandex giúp tăng độ bền, sự mềm mại, ít bốc mùi cũng như khả năng đàn hồi và co giãn của vải len, đồng thời vẫn thừa hưởng những ưu điểm về tính năng cũng như tính thời trang của vải len khi sản xuất những trang phục mùa đông.

Vải len spandex ấm áp nhưng vẫn đảm bảo sự co giãn, mềm mại và độ bền

Vải len spandex ấm áp nhưng vẫn đảm bảo sự co giãn, mềm mại và độ bền 

 

4. Ưu và nhược điểm của chất vải spandex

4.1. Ưu điểm

  • Độ đàn hồi vượt trội: Chất liệu spandex được đánh giá là có độ co giãn và đàn hồi tốt nhất trong các loại vải trên thị trường hiện nay, với khả năng chịu áp lực lớn, lực kéo căng gấp 500% độ dài ban đầu mà không xảy ra các hiện tượng đứt, giãn vải.

  • Mềm, nhẹ nhưng bền và dẻo dai: Khi trực tiếp chạm vào sản phẩm từ sợi Spandex, chắc chắn khách hàng sẽ cảm nhận được ngay độ mềm, nhẹ của chất liệu. Hơn nữa, khả năng chịu mài mòn tốt cùng độ bền và dẻo dai cũng chính là ưu điểm nổi bật của vải spandex được kiểm chứng cả trong nghiên cứu và thực tiễn trong suốt thời gian khách hàng sử dụng. Sau nhiều lần giặt, chất vải spandex sẽ không bị hiện tượng xù lông, thô cứng hay vón xơ như các loại vải khác như cotton, vải linen,...

  • Ít gây kích ứng da: Một điểm cộng vô cùng lớn của chất vải này chính là mặc dù đây là một loại vải tổng hợp nhưng spandex lại ít gây kích ứng da như các chất liệu tổng hợp khác.

  • Chống tĩnh điện: Vào mùa đông, với khả năng chống tĩnh điện thì vải spandex sẽ là lựa chọn tối ưu nhất nếu bạn không thích cảm giác quần áo bị tích điện, đặc biệt là len và dính vào người.

Chất liệu vải spandex với nhiều ưu điểm vượt trội

Chất liệu vải spandex với nhiều ưu điểm vượt trội 

4.2. Khuyết điểm

  • Khả năng thấm hút kém: Đây chính là một trong những khuyết điểm lớn nhất của chất vải này khiến người mặc dễ gặp tình trạng bí bách và khó chịu. Vì vậy, thông thường người ta sẽ kết hợp với chất liệu cotton để thừa hưởng sự thoáng mát và khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhằm khắc phục điểm yếu trên.

  • Sau thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng ố vàng: Khi sử dụng sau một thời gian dài mà không bảo quản đúng cách, vải sẽ xuất hiện những vết ố vàng gây mất thẩm mỹ cho trang phục.

  • Gây ô nhiễm môi trường: Tương tự các loại vải tổng hợp khác, chất liệu Spandex không thể tự phân hủy và khả năng thu hồi, tài chế cũng khá hạn chế. Do đó có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nếu lạm dụng loại chất liệu này.

  • Khả năng chịu nhiệt độ cao kém: Chất liệu Spandex sẽ bị co nhăn, chảy xệ hay biến tính nếu gặp nhiệt độ cao dù có khả năng co giãn siêu tốt.

  • Dễ bị hao mòn chất vải nếu sử dụng chất tẩy: Khi tiếp xúc các chất tẩy rửa, đặc biệt là các chất có độ pH cao, những sản phẩm từ vải spandex sẽ bị suy giảm chất lượng và nhanh chóng hỏng hơn. 

Một số khuyết điểm của vải spandex

Một số khuyết điểm của vải spandex

 

5. Ứng dụng của chất liệu Spandex vào đời sống

Với những lợi ích vượt trội cũng như khả năng thừa hưởng nhiều ưu điểm khi kết hợp với các loại vải khác, vải spandex đã ngày càng được ưa chuộng và sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành may mặc hiện nay như:

  • Sản xuất những chiếc áo thun mùa hè co giãn khi kết hợp cùng cotton.

  • Sử dụng trong sản xuất quần áo thể thao, sự co giãn của nó giúp người tập luyện cử động linh hoạt và thoải mái, đồng thời hỗ trợ việc tăng cường hiệu suất và giảm thiểu chấn thương.

  • Sử dụng trong sản xuất những chiếc đầm váy lung linh.

  • Sản xuất áo ấm hoặc áo khoác khi kết hợp với poly hoặc len, nỉ,...

  • Sử dụng để làm các loại quần dài, quần short,...

Ngoài ra, vải Spandex còn được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, nội thất và trang trí nhờ vào những đặc tính vượt trội mà nó đem lại.

6. Cách vệ sinh và bảo quản vải sợi spandex

So với những loại vải organic có nguồn gốc tự nhiên, những sản phẩm làm từ chất liệu Spandex sẽ có cách vệ sinh và bảo quản đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên để đảm bảo các chất liệu pha cùng ít hư hỏng, bạn cũng nên lưu ý:

  • Nên giặt bằng tay với nước ấm và sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng để vệ sinh vải. Không vò hoặc vắt quá mạnh tay trong quá trình giặt.

  • Sau khi giặt nên phơi dưới trời thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và hạn chế sử dụng máy sấy.

  • Hạn chế là ủi quần áo từ sợi Spandex. Nếu cần thì chỉ nên ủi ở nhiệt độ thấp và nhanh chóng và nên ủi mặt trái của vải. Tránh gây hư hỏng vì để quá lâu bàn ủi trên vải.

Vải sợi spandex cũng cần được vệ sinh và bảo quản như các loại vải khác

Vải sợi spandex cũng cần được vệ sinh và bảo quản như các loại vải khác

Hi vọng với bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm Chất liệu vải Spandex là gì? Ưu nhược điểm của loại vải có độ co giãn và đàn hồi tốt nhất trong các loại vải này. Hiện nay nhiều sản phẩm từ nhà Thỏ được kết hợp thêm Spandex để tăng thêm sự co giãn và bền bỉ cho quần áo, ba mẹ hãy xem thêm những mẫu áo thun, quần, đầm váy hay áo khoác ngay cho bé tại Rabity - thương hiệu thời trang trẻ em hàng đầu Việt Nam.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Năm 2025 năm con gì? Sinh con năm 2025 có tốt không?

Năm 2025 năm con gì? Sinh con năm 2025 có tốt không?

Th 3 03/12/2024 10 phút đọc

Năm 2025 là một năm đặc biệt theo lịch âm dương. Nếu bạn đang dự định sinh con năm 2025, thì đây là bài viết hữu... Đọc tiếp

Gợi ý các trò chơi giáng sinh thú vị cho bé

Gợi ý các trò chơi giáng sinh thú vị cho bé

Th 2 02/12/2024 13 phút đọc

Mùa giáng sinh đang đến gần, mang theo không khí vui tươi và rộn ràng khắp mọi nơi. Đây là dịp để gia đình quây quần... Đọc tiếp

Gợi ý đồ bộ mặc nhà giữ ấm cho bé mùa thu đông

Gợi ý đồ bộ mặc nhà giữ ấm cho bé mùa thu đông

Th 3 26/11/2024 7 phút đọc

Khi mùa thu đông đến, việc lựa chọn đồ bộ cho bé vừa ấm áp vừa thoải mái là ưu tiên hàng đầu của ba mẹ.... Đọc tiếp

Bí kíp chọn đồ ấm trẻ em ấm áp, thời trang vào mùa đông cực hay

Bí kíp chọn đồ ấm trẻ em ấm áp, thời trang vào mùa đông cực hay

Th 3 26/11/2024 15 phút đọc

Mùa đông năm nay lại đến cùng nền nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc với cái lạnh thấu da thịt, hay miền Trung với không khí... Đọc tiếp

Nội dung bài viết