Dạy trẻ tăng động giảm chú ý, mẹ cần phải biết 7 điều này

Dạy trẻ tăng động giảm chú ý, mẹ cần phải biết 7 điều này

Fashion Rabity
Th 6 15/07/2022 5 phút đọc
Nội dung bài viết [Hiện]
Trẻ em mắc bệnh tăng động, giảm chú ý thường gặp một số khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Bởi vì quá phấn khích nên bé không thể tập trung học hỏi các kỹ năng sống cần thiết được. Vậy mẹ cần phải dạy bé như thế nào để bé có thể phát triển được như các em bé bình thường khác. Hãy cùng Rabity đi tìm câu trả lời nhé.

1. Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder - ADHD) là một hội chứng rối loạn khiến trẻ mất tập trung, thường xuyên trong trạng thái kích động, phấn khích không chịu ngồi yên một chỗ. Hậu quả khiến trẻ khó khăn trong việc học tập, giao tiếp với môi trường xung quanh.

Có thể nói, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý ngày càng nhiều nhưng dễ bị phụ huynh bỏ qua. Điều này khiến cho bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động, giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý có thể xuất hiện sớm từ lúc bé 3 tuổi và tiếp diễn mãi tới khi bé trưởng thành. Vì thế, nếu phụ huynh phát hiện ra sớm thì bé có thể chữa trị sớm và nhanh khỏi bệnh hơn. Để xem bé có bị tăng động, giảm chú ý không thì ba mẹ nhớ để tâm tới những dấu hiệu dưới đây nha.

- Bé cử động chân tay liên tục

- Hay chạy nhảy, leo trèo quá mức

- Bé luôn hành động trong trạng thái phấn khích

- Bé không tập trung lắng nghe lời bố mẹ và người lớn

- Thường nhanh miệng trả lời khi vừa mới đưa ra câu hỏi

- Thường không kiên nhẫn khi phải chờ đợi

- Hay phạm lỗi do cẩu thả khi làm gì đó vì bé không chú ý vào các chi tiết.

- Không tập trung lắng nghe những gì bố mẹ hoặc người xung quanh nói.

- Gặp khó khăn khi được yêu cầu giữ im lặng

- Hay ngắt lời người khác hoặc chen ngang vào việc người khác đang làm

- Gặp khó khăn trong cách tổ chức công việc và sinh hoạt hàng ngày.

3. Top 7 cách dạy trẻ tăng động, giảm chú ý

Thiết lập thời gian biểu và quy tắc

Để giúp trẻ tập trung hơn, bố mẹ cần xây dựng thời gian biểu cho bé như thời gian ăn, ngủ, thời gian chơi, xem tivi,... Để trẻ biết được rằng đã đến giờ rồi hoặc hết giờ rồi, tâm lý trẻ sẽ bắt đầu ghi nhớ những hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Động viên trẻ thường xuyên

Trẻ tăng động thường phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Chính vì vậy, khi trẻ làm tốt hoặc có hành vi đúng đắn, bố mẹ đừng quên khen ngợi hoặc thưởng một món đồ chơi, một món ăn vặt… để khích lệ tinh thần cho bé.

Nghiêm khắc khi trẻ sai phạm

Để trẻ nhận thức được việc nào không nên làm, bố mẹ cần nghiêm khắc nhắc nhở trẻ bằng cách phạt không cho trẻ chơi các trò chơi hoặc không được ăn những món ăn yêu thích, không được xem tivi… Không nên đánh mắng trẻ bởi rất dễ làm trẻ tổn thương tâm lý, sợ hãi.

Chia nhỏ việc cần làm

Với một việc đòi hỏi thực hiện trong thời gian dài như làm bài tập, để trẻ tập trung và không bỏ cuộc giữa chừng, bố mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bước để trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Ví dụ như làm bài tập toán có nhiều câu hỏi, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chia nhỏ các câu hỏi và bắt đầu giải quyết từng phần một.

Tạo không gian yên tĩnh

Để trẻ tăng động giảm chú ý có thể học tập một cách bình thường, bố mẹ cần tạo môi trường học thật yên tĩnh, tránh xa ti vi hay điện thoại, không có người qua lại, hạn chế tiếng ồn bên ngoài. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp làm việc kiểu Pomodoro – tức là làm 25 phút, nghỉ 5 phút để trẻ giảm bớt áp lực học tập cũng như dễ tập trung hơn.

Quan tâm và trò chuyện cùng trẻ

Độ tuổi của trẻ rất dễ học hỏi được rất nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian để đọc sách, kể chuyện và cùng con chơi các trò chơi như lego, đá bóng, cờ vua, trò giả tưởng… để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, khả năng tư duy và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình.

Nói chuyện ngắn ngọn, đơn giản với trẻ

Khi bố mẹ cần trẻ làm gì đó, hãy nói đúng trọng tâm vấn đề chứ không nên nói tràn lan làm trẻ khó ghi nhớ. Giả sử, nếu mẹ muốn nhắc nhở trẻ về việc không nên phá phách khi ăn cơm thì chỉ nên nói một câu ngắn gọn như “Con hãy ngồi yên và ăn trong vòng 10 phút” hoặc “Từ giờ trở đi con hãy ngồi ngoan như vậy nhé”. Nếu trẻ hoàn thành đúng những gì mẹ yêu cầu, đừng quên khen ngợi hoặc thưởng cho trẻ nhé!

Giải Mã Tính Cách Của Trẻ Theo 12 Cung Hoàng Đạo Để Nuôi Con Tốt Hơn

Giải Mã Tính Cách Của Trẻ Theo 12 Cung Hoàng Đạo Để Nuôi Con Tốt Hơn

Th 5 25/07/2024 22 phút đọc

Hiểu rõ tính cách của trẻ là chìa khóa giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt hơn. Thông qua 12 cung hoàng đạo, bạn có thể... Đọc tiếp

Chọn chất liệu vải nào là an toàn và tốt nhất cho bé?

Chọn chất liệu vải nào là an toàn và tốt nhất cho bé?

Th 5 25/07/2024 12 phút đọc

Hiện nay mặt hàng quần áo trẻ em có trên thị trường chủ yếu được gia công trên nền vải thun được nhuộm màu. Nguồn nguyên... Đọc tiếp

Bật Mí Tuyệt Chiêu Phối Đồ Cho Bé Phong Cách Hàn Quốc Cực Đẹp

Bật Mí Tuyệt Chiêu Phối Đồ Cho Bé Phong Cách Hàn Quốc Cực Đẹp

Th 4 24/07/2024 26 phút đọc

Khi nói đến thời trang cho bé, phong cách Hàn Quốc luôn đứng top trong lòng mẹ và bé vì sự dễ thương và hiện đại... Đọc tiếp

Tác hại của điện thoại và cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả

Tác hại của điện thoại và cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả

Th 2 22/07/2024 19 phút đọc

Ngày nay, điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng việc sử dụng quá mức, đặc biệt là... Đọc tiếp

Nội dung bài viết