Lịch tiêm chủng cho bé theo từng độ tuổi ba mẹ không thể bỏ qua

Lịch tiêm chủng cho bé theo từng độ tuổi ba mẹ không thể bỏ qua

Marketing
Th 6 14/06/2024 22 phút đọc
Nội dung bài viết [Hiện]

Ông bà ta có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" quả thật không sai. Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Do đó, để sức khỏe các bé luôn được bảo vệ một cách an toàn, ba mẹ hãy lưu lại danh sách các mũi tiêm cho bé và chú ý theo dõi lịch tiêm chính xác nhé! 

1. Lịch tiêm chủng cho bé theo độ tuổi

1.1. Lịch tiêm ngừa cho bé sơ sinh 

  • Vắc-xin Viêm gan B: Tiêm 1 mũi trong vòng 24 giờ sau sinh.

  • Vắc-xin lao BCG: Tiêm 1 mũi trong vòng 14 ngày tuổi (trẻ sinh thiếu tháng tiêm sau khi đủ cân nặng 2kg).

Trong vòng 24 giờ sau sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng lao và viêm gan B. Đây là các mũi tiêm cho bé sơ sinh quan trọng để tránh lây truyền virus từ mẹ sang con. Chậm trễ tiêm phòng lao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao, gây hại cho phổi và lan sang xương, hệ thần kinh, tim, màng não... Đặc biệt, lao màng não có thể gây liệt, động kinh, bại não, và rối loạn tâm thần.

Viêm gan B là vấn đề sức khỏe toàn cầu và là nguyên nhân gây ung thư đứng thứ 2 sau thuốc lá. Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B, khả năng lây cho thai nhi là 30-40%. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh có thể bảo vệ trẻ hiệu quả đến 95%.

Ba mẹ nên đặc biệt lưu ý lịch tiêm chủng cho bé ngay sau khi sinhBa mẹ nên đặc biệt lưu ý lịch tiêm chủng cho bé ngay sau khi sinh

1.2. Lịch tiêm phòng cho bé giai đoạn 1-2 tháng tuổi

  • Vắc-xin Viêm gan B: Tiêm mũi thứ 2 (cách mũi thứ 1 sau 2 tháng).

  • Vắc-xin Ho gà - Bạch hầu - Uốn ván - Bại liệt (DPT): Tiêm mũi thứ 1.

  • Vắc-xin Haemophilus influenzae type b (Hib): Tiêm mũi thứ 1.

  • Vắc-xin Phế cầu khuẩn (PCV): Tiêm mũi thứ 1.

  • Vắc-xin Rotavirus: Tiêm uống 2 mũi (mũi 1 cách mũi 2 ít nhất 14 ngày).

1.2.1. Giai đoạn 1 tháng tuổi: 

Trong 1 tháng đầu sau sinh, trẻ có thể tiêm mũi thứ 2 vắc-xin phòng bệnh viêm gan B đơn hoặc nên ưu tiên đợi đến giai đoạn 6 tuần tuổi để tiêm các liều vắc-xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B.

1.2.2. Giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi: 

Theo lịch tiêm chủng cho bé của quốc gia, khi bé đạt 6 tuần tuổi, đã đến lúc tiêm các mũi vắc-xin quan trọng để bảo vệ bé khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do vi khuẩn Hib, và tiêu chảy do Rotavirus. Để giảm đau cho bé và tiết kiệm thời gian, ba mẹ có thể chọn các mũi tiêm cho bé như vắc-xin kết hợp 6 trong 1, bao gồm vắc-xin phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Hib; hoặc vắc-xin 5 trong 1 (không bao gồm viêm gan B).

Vắc-xin 6 trong 1:

  • Tiêm 1 mũi duy nhất: Giúp phòng ngừa 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) và viêm gan B.

  • Lưu ý: Nếu bé đã tiêm vắc-xin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, các bệnh do Hib), chỉ cần bổ sung thêm 1 mũi vắc-xin viêm gan B đơn để đảm bảo phòng ngừa đầy đủ.

Vắc-xin phòng viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn:

  • Tiêm 1 mũi: Giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa.

Vắc-xin Rotavirus (uống):

  • Tiêm 2 mũi: Giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus, một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ.

Nếu bé chưa được tiêm các loại vắc-xin trên lúc 6 tuần tuổi thì 2 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để tiêm chủng. Đồng thời, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi tiêm vắc-xin ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn nhóm B Bexsero (sản xuất tại Ý). Vắc-xin cung cấp khả năng miễn dịch cao cho trẻ từ 2 tháng tuổi, bảo vệ khỏi vi khuẩn não mô cầu nhóm B và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong trong vòng 24 giờ từ khi triệu chứng xuất hiện.

Lịch tiêm phòng cho bé giai đoạn 1-2 tháng tuổi có nhiều mũi tiêm quan trọngLịch tiêm phòng cho bé giai đoạn 1-2 tháng tuổi có nhiều mũi tiêm quan trọng

1.3. Lịch chích ngừa cho bé từ 3 tháng tuổi

  • Vắc-xin tiêu chảy do Rotavirus (liều 2)

  • Vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2)

  • Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 2). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 2 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 2 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).

Nếu mũi tiêm đầu tiên là bước cơ bản thì việc tiêm ngừa nhắc lại là bước quan trọng để tái tạo lượng kháng thể trong cơ thể bé. Điều này giúp củng cố hệ miễn dịch và đạt được mức bảo vệ cần thiết. Vì vậy, ba mẹ đừng bỏ qua lịch tiêm phòng cho bé nhắc lại cho bé từ 3 tháng tuổi nha.

Ở 3 tháng tuổi, lịch tiêm ngừa cho bé chủ yếu là các mũi tiêm nhắcỞ 3 tháng tuổi, lịch tiêm ngừa cho bé chủ yếu là các mũi tiêm nhắc

1.4. Lịch tiêm chủng cho bé 4 tháng tuổi

  • Vắc-xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).

  • Vắc-xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3 hoặc mũi 2 nếu chưa tiêm lúc 3 tháng tuổi).

  • Vắc-xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3).

  • Vắc-xin phòng các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm B (mũi 2).

Giai đoạn từ 4 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để tiêm mũi thứ 3 của vắc-xin 6 trong 1, vắc-xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn, uống liều 3 vắc-xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus và tiêm mũi 2 vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B. Tuy nhiên, tùy vào phác đồ bác sĩ kê, phụ huynh sẽ tuân theo lịch trình riêng, phù hợp với thể trạng của bé.

Mặc dù vẫn là các mũi tiêm nhắc lại nhưng ba mẹ đừng quên cho bé tiêm đúng lịchMặc dù vẫn là các mũi tiêm nhắc lại nhưng ba mẹ đừng quên cho bé tiêm đúng lịch

1.5. Lịch tiêm 6-9 tháng tuổi

  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm - tiêm từ 6 tháng

  • Tiêm vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu B,C: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 6-8 tuần (thường là 2 tháng) - tiêm từ 6 tháng

  • Vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 – tiêm từ 9 tháng

  • Vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản (vaccine sống) – tiêm từ 9 tháng

  • Vắc-xin ngừa bệnh sởi – quai bị – rubella phối hợp – tiêm từ 9 tháng

  • Vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu – tiêm từ 9 tháng

Từ 6 đến 36 tháng, kháng thể của mẹ truyền sang con trong lúc mang thai không còn hiệu lực và cơ thể trẻ chưa đủ khả năng tự bảo vệ khỏi bệnh. Việc tiêm vắc-xin trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng. Ở 6 tháng tuổi, bé cần tiêm vaccine phòng cúm mũi 1, vắc-xin phòng viêm màng não do vi khuẩn B+C mũi 1.

Ở 7 tháng tuổi, bé cần tiêm mũi 2 vắc-xin cúm để tăng cường kháng thể chống lại virus cúm, giúp bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong năm đầu đời.

Khi bé được 8 tháng tuổi, ba mẹ nên đưa bé đi tiêm mũi thứ 2 của vaccine phòng viêm màng não do vi khuẩn nhóm B, C để hoàn thành lịch tiêm.

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, bé sẽ tiếp tục tiêm các loại vắc-xin mới để cung cấp kháng thể cần thiết cho hệ miễn dịch, bao gồm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (đối với vắc-xin sống), vắc-xin phòng sởi - quai bị - rubella, vắc-xin phòng thủy đậu và vắc-xin ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135.

Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bé có các mũi tiêm quan trọng mà ba mẹ không thể bỏ quaỞ giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bé có các mũi tiêm quan trọng mà ba mẹ không thể bỏ qua

1.6. Lịch tiêm chủng cho bé 12 tháng tuổi

  • Vắc-xin ngừa bệnh viêm gan A 

  • Vắc-xin phối hợp ngừa bệnh viêm gan A + B 

  • Vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW-135 (mũi 2).

  • Vắc-xin phòng các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm B (mũi 3).

  • Vắc-xin thuỷ đậu (nếu trước đó trẻ chưa tiêm vắc xin thuỷ đậu).

  • Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (nếu trước đó trẻ chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản).

  • Vắc-xin ngừa bệnh sởi – quai bị – rubella (nếu trước đó trẻ chưa tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella).

Ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, khi bé tiếp xúc với nhiều người hơn, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cũng tăng lên. Lúc này, bé cần tiêm vắc-xin phòng viêm gan A. Dù không phải trẻ nào nhiễm virus cũng phát triển thành bệnh, nhưng virus sẽ tồn tại trong gan và có thể hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi như suy gan, viêm gan cấp, hoặc khi sức khỏe suy giảm. Bên cạnh đó, bé cần tiêm thêm mũi 2 vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (nếu đã tiêm vắc-xin sống ở 9 tháng tuổi), mũi 2 vắc-xin phòng thủy đậu và mũi 2 vắc-xin phòng viêm màng não do vi khuẩn nhóm A, C, Y, W-135.

Ngoài các vắc-xin cơ bản trên, đừng quên tiêm mũi nhắc lại vắc-xin phòng viêm màng não do vi khuẩn nhóm B khi bé đủ 12 tháng tuổi.

Ở 12 tháng tuổi, bé chủ yếu tiêm các mũi nhắc lại và các loại vắc-xin trước đó chưa được tiêmỞ 12 tháng tuổi, bé chủ yếu tiêm các mũi nhắc lại và các loại vắc-xin trước đó chưa được tiêm

1.7. Lịch chích ngừa cho bé giai đoạn 15 – 24 tháng

  • Vắc-xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 4) (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B).

  • Vắc-xin phòng bệnh viêm gan A (mũi nhắc).

  • Vắc-xin phòng bệnh cúm (mũi nhắc lại – sau mũi 2 là 1 năm).

Lịch tiêm chủng cho bé ở giai đoạn này, trẻ cần tiêm mũi 4 vắc-xin 6 trong 1 và mũi 2 vắc-xin phòng viêm gan B. Đồng thời, ba mẹ nhớ đưa trẻ tiêm các mũi nhắc lại như viêm gan A và cúm. Sở dĩ trẻ cần được tiêm các mũi nhắc vì kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm một loại vắc-xin có khả năng giảm dần theo thời gian. Kháng thể chỉ được hoàn thiện khi trẻ được tiêm đủ mũi và đúng lịch theo khuyến nghị. Khi chưa hoàn thành lịch tiêm, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh dù đã tiêm mũi đầu tiên.

Lịch tiêm chủng cho bé lúc này không còn dày đặc như trướcLịch tiêm chủng cho bé lúc này không còn dày đặc như trước

1.8. Lịch tiêm vacxin cho bé giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

  • Vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).

  • Vắc-xin phòng bệnh thương hàn

  • Vắc-xin Tả gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).

Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 2-3 tuổi, hệ miễn dịch đã phát triển mạnh mẽ hơn nhưng vẫn cần được bảo vệ tối đa khỏi các bệnh truyền nhiễm. Trong giai đoạn này, trẻ cần được tiêm nhắc lại mũi 3 vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (đối với vắc-xin bất hoạt) để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh lâu dài. Đồng thời, trẻ cần tiêm vắc-xin phòng bệnh thương hàn, và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm để duy trì khả năng bảo vệ. Ngoài ra, trẻ sẽ uống 2 liều vắc-xin ngừa bệnh tả, cách nhau 2 tuần, giúp bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm. 

Khi bé lên 2-3 tuổi, ba mẹ cần cho bé tiêm thêm các mũi như vắc-xin tả, thương hànKhi bé lên 2-3 tuổi, ba mẹ cần cho bé tiêm thêm các mũi như vắc-xin tả, thương hàn

1.9. Lịch tiêm chủng cho bé từ 3 tuổi trở lên

Khi trẻ bước qua 3 tuổi, việc tiêm chủng vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ở giai đoạn này, trẻ cần được tiêm nhắc lại các loại vắc-xin như vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella vắc-xin Menactra phòng viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135, vắc-xin phòng cúm, vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax. 

Ngoài ra, khi trẻ đạt 7 tuổi, cần tiêm thêm 1 mũi nhắc vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, và uốn ván. Sau đó, cứ mỗi 10 năm, trẻ sẽ cần tiêm nhắc lại để duy trì kháng thể với ba loại bệnh này suốt đời.

Với các bé trai và bé gái từ đủ 9 tuổi, trẻ có thể tiêm vắc-xin ngừa HPV để phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật, vòm họng, sùi mào gà và các bệnh lây qua đường sinh dục do HPV gây ra. Số lượng mũi tiêm từ 2-3 mũi, tùy loại vắc-xin và độ tuổi bắt đầu tiêm. Tốt nhất, trẻ nên tiêm trong giai đoạn 9-14 tuổi vì đây là "độ tuổi vàng" để đáp ứng miễn dịch tốt nhất và tạo ra kháng thể mạnh nhất.

Kể từ 3 tuổi, bé vẫn cần tiêm nhắc lại một số loại vắc-xin để phòng chống bệnh toàn diện hơnKể từ 3 tuổi, bé vẫn cần tiêm nhắc lại một số loại vắc-xin để phòng chống bệnh toàn diện hơn

>>> Bên cạnh tiêm ngừa, ba mẹ có thể rèn luyện sức khỏe cho bé bằng các trò chơi thú vị giúp phát triển thể chất và trí thông minh

2. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng bố mẹ nào cũng cần biết

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là chìa khóa bảo vệ sức khỏe cho bé khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé, ba mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng khi đưa bé đi tiêm chủng.

2.1. Chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm ngừa

  • Kiểm tra sức khỏe của bé: Ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ trước khi tiêm chủng để đảm bảo bé đang khỏe mạnh và không mắc bệnh truyền nhiễm nào.

  • Mang theo sổ tiêm chủng của bé: Sổ tiêm chủng ghi lại lịch sử tiêm chủng của bé, giúp bác sĩ theo dõi và tư vấn tiêm chủng phù hợp.

  • Chuẩn bị quần áo thoải mái cho bé: Bé sẽ dễ dàng được tiêm hơn nếu mặc quần áo rộng rãi, dễ dàng cởi ra.

  • Cho bé ăn nhẹ trước khi tiêm: Bé no vừa phải sẽ đỡ quấy khóc hơn khi tiêm.

  • Mang theo đồ chơi hoặc vật dụng yêu thích của bé: Giúp bé bớt lo lắng và sợ hãi trong quá trình tiêm.

2.2. Trong quá trình thực hiện các mũi tiêm cho bé

  • Cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ: Ba mẹ nên thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (như trẻ có tiền sử bệnh gì hay không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phác đồ tiêm vắc-xin phù hợp với trẻ.

  • Hỏi bác sĩ mọi thắc mắc: Ba mẹ không nên ngại hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào về vắc-xin và quy trình tiêm chủng.

2.3. Sau khi tiêm

  • Quan sát bé sau khi tiêm: Bé có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm như sốt nhẹ, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, thở nhanh, khó thở, nghẹt thở, thở rít, tím tái, da nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi bé và thông báo cho bác sĩ nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.Trong 24-48 giờ sau tiêm, tiếp tục theo dõi da, nhiệt độ, nhịp thở và sinh hoạt hằng ngày của trẻ như ăn, ngủ, chơi đùa. 

  • Cho bé uống nhiều nước: Nước giúp bé thanh lọc cơ thể và giảm bớt các tác dụng phụ sau tiêm.

  • Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Bé có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy sau khi tiêm.

  • Chườm mát cho bé nếu bé bị sốt: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm vắt bớt nước rồi chườm lên trán hoặc nách cho bé.

  • Chăm sóc vết tiêm: Bố mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

  • Dùng thuốc sau tiêm: Không tự ý dùng Aspirin và các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt khác vì những loại thuốc này có thể tăng liều paracetamol.

>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm mát mẻ vào ngày hè cho bé

3. Trễ lịch tiêm chủng cho bé có sao không?

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là chìa khóa bảo vệ sức khỏe cho bé khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều lý do khác nhau, ba mẹ có thể quên lịch tiêm chủng cho bé.

Việc tiêm trễ lịch các mũi tiêm nhắc không làm giảm tác dụng của thuốc và cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em có thể gặp các nguy cơ tiềm ẩn sau nếu trễ lịch tiêm chủng:

  • Giảm hiệu quả bảo vệ: Việc tiêm chủng theo đúng lịch giúp cơ thể bé tạo miễn dịch đầy đủ và kịp thời trước các tác nhân gây bệnh. Khi trễ lịch, bé có thể bị hở khoảng trống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Bỏ lỡ thời điểm vàng: Một số vắc-xin có hiệu quả tốt nhất khi tiêm trong giai đoạn cụ thể. Ví dụ, vắc-xin phòng bệnh ho gà cần tiêm trước 2 tuổi vì sau giai đoạn này, hiệu quả vắc-xin giảm sút.

  • Gây khó khăn cho việc theo dõi lịch tiêm: Việc trễ lịch tiêm có thể khiến lịch tiêm sau này bị rối loạn, gây khó khăn cho việc theo dõi và đảm bảo bé được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin cần thiết.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu bé bị trễ lịch tiêm chủng. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục khi trễ lịch tiêm chủng như sau:

  • Liên hệ bác sĩ ngay lập tức: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé và tư vấn lịch tiêm bù phù hợp.

  • Hoàn thành lịch tiêm bù càng sớm càng tốt: Việc tiêm bù giúp bé bù đắp khoảng trống miễn dịch đã bị hở do trễ lịch tiêm.

  • Theo dõi sức khỏe của bé: Sau khi tiêm bù, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé và thông báo cho bác sĩ nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

>>> Tham khảo thêm Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non mà ba mẹ cần lưu ý

4. Nên chọn tiêm chủng dịch vụ hay các mũi tiêm mở rộng cho bé?

Việc quyết định nên chọn tiêm chủng dịch vụ hay các mũi tiêm mở rộng cho bé là một vấn đề quan trọng mà ba mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng. Tiêm chủng mở rộng là chương trình do nhà nước hỗ trợ, cung cấp miễn phí các loại vắc-xin cơ bản như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và bại liệt. Đây là lựa chọn phổ biến và an toàn, giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, tiêm chủng dịch vụ mang lại một số lợi ích bổ sung mà tiêm chủng mở rộng không có. Các loại vắc-xin trong dịch vụ thường đa dạng hơn, bao gồm cả những vắc-xin mới nhất và phòng ngừa nhiều bệnh hơn. Ngoài ra, dịch vụ tiêm chủng thường có lịch tiêm linh hoạt, thời gian chờ ngắn hơn và được chăm sóc kỹ lưỡng bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp. Việc lựa chọn giữa tiêm chủng dịch vụ và các mũi tiêm mở rộng phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình, nhưng điều quan trọng nhất là đảm bảo bé yêu được tiêm đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Việc tuân thủ lịch tiêm chủng theo đúng từng độ tuổi là yếu tố quyết định đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Để đảm bảo rằng bé yêu của bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ba mẹ đừng quên lưu lại và tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé theo từng độ tuổi được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế. Để có thêm nhiều kiến thức, tin tức bổ ích, thú vị trong việc chăm sóc, vui chơi cùng trẻ, bạn hãy ghé ngay Rabity Blog nhé!

 
LỊCH GIAO HÀNG CÁC KÊNH ONLINE TẠI RABITY

LỊCH GIAO HÀNG CÁC KÊNH ONLINE TẠI RABITY

Th 3 14/01/2025 1 phút đọc

Để đảm bảo ba mẹ có thể kịp nhận đồ đẹp trước Tết cho bé, Rabity xin thông báo lịch vận chuyển các đơn đặt hàng... Đọc tiếp

4 lưu ý khi chọn mua áo dài trẻ em ba mẹ không nên bỏ qua

4 lưu ý khi chọn mua áo dài trẻ em ba mẹ không nên bỏ qua

Th 6 10/01/2025 8 phút đọc

Vài năm trở lại đây, áo dài trẻ em nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi kiểu dáng xinh xắn, màu sắc bắt mắt cùng... Đọc tiếp

Gợi ý những trò chơi dân gian thú vị hấp dẫn cho bé ngày Tết

Gợi ý những trò chơi dân gian thú vị hấp dẫn cho bé ngày Tết

Th 3 07/01/2025 9 phút đọc

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình, mà còn là thời gian lý tưởng để tổ chức những trò chơi Tết... Đọc tiếp

Ý tưởng đặt tên cho bé trai 2025 ý nghĩa, hợp phong thủy

Ý tưởng đặt tên cho bé trai 2025 ý nghĩa, hợp phong thủy

Th 2 06/01/2025 15 phút đọc

Việc đặt tên con không chỉ là một niềm vui mà còn là trách nhiệm lớn lao của các bậc cha mẹ. Đặc biệt, với các... Đọc tiếp

Nội dung bài viết