Bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì? Cẩm nang chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo ba mẹ không thể bỏ qua

Bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì? Cẩm nang chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo ba mẹ không thể bỏ qua

Marketing
Th 3 16/07/2024 23 phút đọc
Nội dung bài viết [Hiện]

Con bắt đầu vào mẫu giáo luôn là câu chuyện đau đầu của ba mẹ. Vì đây là giai đoạn tạo nền tảng cho sự phát triển tư duy và thể chất, ảnh hưởng đến tương lai của con sau này. Do đó, hầu hết ba mẹ nào cũng cân đo đong đếm rất nhiều vấn đề như chọn trường, thủ tục, giấy tờ, chuẩn bị tâm lý cho bé, chuẩn bị đồ dùng cần thiết,... để đảm bảo quá trình học mầm non của con diễn ra thuận lợi. Để ba mẹ giảm bớt lo lắng, trong bài viết này, Rabity sẽ mách cho các bạn cẩm nang chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo siêu hữu ích.

1. Lựa chọn môi trường tốt, phù hợp với con

Lựa chọn môi trường học tập cho con là điều đặc biệt quan trọng đối với ba mẹ khi chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo. Bởi vì môi trường học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy của bé. Ba mẹ có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây để lựa chọn trường học cho bé dễ dàng hơn.

1.1. Chất lượng giáo dục

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn trường mầm non cho con. Chất lượng giáo dục được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Chương trình học: Chương trình học có phù hợp với độ tuổi và nhu cầu phát triển của trẻ hay không? Chương trình học có chú trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cho trẻ như thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, cảm xúc, xã hội hay không?

  • Phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy có hiện đại và hiệu quả hay không? Giáo viên có thường xuyên cập nhật các phương pháp giảng dạy mới hay không?

  • Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có phẩm chất đạo đức tốt hay không? Giáo viên có yêu thương trẻ và có khả năng truyền cảm hứng cho trẻ hay không?

  • Chất lượng cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất có an toàn, khang trang và đầy đủ tiện nghi hay không? Lớp học có rộng rãi, thoáng mát và được trang trí đẹp mắt hay không? Đồ dùng học tập và đồ chơi có đảm bảo an toàn cho trẻ hay không?

>>> Xem thêm: Phương pháp giáo dục Montessori là gì? 10 nguyên tắc quan trọng trong Montessori

1.2. Môi trường học tập

Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển của trẻ.  Trường học phải có an ninh đảm bảo, có camera giám sát và có nhân viên an ninh túc trực 24/24. Lớp học cần được trang bị các dụng cụ an toàn, thoát hiểm cho trẻ.

Môi trường học tập cũng cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thân thiện và được yêu thương. Giáo viên và nhân viên cần có thái độ nhẹ nhàng, ân cần và chu đáo với trẻ.

Ngoài ra, một môi trường học tập được trang trí đẹp mắt, sinh động và có nhiều đồ chơi, sách vở chính là cách tốt nhất khơi gợi sự sáng tạo và ham học hỏi cho trẻ. Giáo viên cũng cần tạo điều kiện để mỗi bé đều được tham gia các hoạt động vui chơi, học tập đa dạng và phong phú.

1.3. Chế độ chăm sóc

Chế độ chăm sóc tại trường cũng là một trong những điều ba mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị cho bé đi học mầm non. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, chế độ dinh dưỡng phải được thiết kế đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu cụ thể. Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một lịch sinh hoạt khoa học và hợp lý rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên chọn trường cho bé có đủ thời gian để ngủ, vui chơi và học tập một cách cân đối. 

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa thường xuyên cũng là một phần quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện.Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần cân nhắc những hoạt động mà trường đưa ra phải được thiết kế phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng nữ là trường cần có phòng y tế đầy đủ trang thiết bị và có nhân viên y tế có chuyên môn cao để chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi cần thiết.

1.4. Học phí

Học phí đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn trường mầm non cho con. Bởi học phí mầm non có thể chiếm một khoản chi tiêu đáng kể trong ngân sách gia đình. Do đó, việc lựa chọn trường có mức học phí phù hợp với khả năng tài chính là điều cần thiết. Ba mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng về mức học phí của trường trước khi quyết định cho con theo học. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm như bạn bè, người thân, hoặc các phụ huynh khác có con đang theo học tại các trường mầm non để có thêm thông tin hữu ích.

1.5. Vị trí địa lý

Vị trí của trường mầm non là một yếu tố quan trọng mà ba mẹ cần cân nhắc. Trường nên gần nhà để việc đưa đón con trở nên thuận tiện hơn. Đồng thời, ba mẹ cũng nên chú ý đến tình hình giao thông xung quanh trường để đảm bảo an toàn cho con khi đi học.

Một số tiêu chí lựa môi trường hợp tập cho bé vào mẫu giáo

Một số tiêu chí lựa môi trường hợp tập cho bé vào mẫu giáo

 

2. Chuẩn bị tâm lý cho bé đi học mầm non

Việc chuyển từ môi trường gia đình sang trường mầm non là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Đây là giai đoạn bé bắt đầu hòa nhập với cộng đồng, học cách giao tiếp và tương tác với bạn bè, thầy cô. Do đó, việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học mầm non là vô cùng cần thiết để giúp bé có một khởi đầu suôn sẻ và tự tin.

2.1. Khuyến khích con tham gia hoạt động tập thể mỗi tuần

Khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội mỗi tuần là cách tốt để bé làm quen với việc tương tác và giao tiếp với mọi người. Các hoạt động như tham gia câu lạc bộ trẻ em, đi dã ngoại cùng gia đình, hoặc thậm chí chỉ là các buổi chơi cùng bạn bè trong khu phố. Những hoạt động này đều có thể giúp bé học cách chia sẻ, lắng nghe và hợp tác với người khác. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn khi bước vào môi trường mới tại trường mầm non, nơi bé sẽ gặp gỡ nhiều bạn mới và tham gia vào nhiều hoạt động nhóm.

>>> Xem thêm: 

2.2. Luyện tập các kỹ năng cơ bản

Khi chuẩn bị cho trẻ đi học mầm non, việc luyện tập các kỹ năng cơ bản là một việc làm không thể bỏ qua để có thể giúp bé tự tin và độc lập hơn. Các kỹ năng như tự mặc quần áo, đi vệ sinh, rửa tay, ăn uống và dọn dẹp đồ chơi là những kỹ năng quan trọng mà bé cần phải biết. Mẹ nên dành thời gian hàng ngày để hướng dẫn và luyện tập cùng bé, khuyến khích bé tự làm các công việc này dưới sự giám sát của mẹ. Khi bé thành thạo các kỹ năng cơ bản, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng thích nghi với các hoạt động tại trường.

>>> Có thể bạn quan tâm: 15+ kỹ năng sống cho trẻ cần được ba mẹ rèn luyện từ sớm 

2.3. Đọc truyện cho con tăng kỹ năng nghe và biểu đạt suy nghĩ

Đọc truyện cho con nghe mỗi ngày không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn tăng cường khả năng lắng nghe và biểu đạt suy nghĩ. Mẹ nên chọn những câu chuyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi của bé và thường xuyên đặt câu hỏi để bé phát triển tư duy. Việc này không chỉ tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau mà còn giúp bé mở rộng vốn từ vựng, phát triển trí tưởng tượng và khả năng tư duy. Bé sẽ tự tin hơn khi giao tiếp và bày tỏ suy nghĩ của mình với thầy cô và bạn bè ở trường mầm non.

2.4. Cho con làm quen với giáo viên và lớp học trước ngày nhập học

Việc cho bé làm quen với giáo viên và lớp học trước ngày nhập học sẽ giúp bé giảm bớt sự lo lắng và cảm thấy an tâm hơn. Mẹ có thể đưa bé đến tham quan trường, giới thiệu bé với giáo viên và để bé chơi thử trong lớp học. Hãy dành thời gian giải thích cho bé về những hoạt động thú vị mà bé sẽ được tham gia khi đi học. Điều này sẽ giúp bé có cái nhìn tích cực và hứng thú hơn với việc đi học, đồng thời giúp bé dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.

2.5. Tạo không khí thư giãn và vui vẻ cho con

Cuối cùng, việc tạo ra một không khí vui vẻ và thư giãn xung quanh việc đi học mẫu giáo là rất quan trọng. Mẹ nên tránh tạo áp lực cho bé về việc phải học giỏi hay phải thích nghi ngay lập tức. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé trải nghiệm và tận hưởng những niềm vui khi được tham gia vào các hoạt động tại trường. Hãy thường xuyên trò chuyện với bé về những điều bé đã học được và những trải nghiệm thú vị tại trường. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái mà còn tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa mẹ và bé, giúp bé tự tin và hứng thú hơn với việc đi học.

Với những bí quyết chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học mẫu giáo trên đây, ba mẹ sẽ giúp bé có tinh thần thoải mái, tự tin khi bước vào giai đoạn đến trường. Đồng thời, chắc chắn bé sẽ dễ dàng làm quen với bạn bè và thích nghi với các hoạt động, lịch trình tại lớp. 

Những tips chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học mầm non

Những tips chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học mầm non

3. Chuẩn bị đồ cho bé đi học mầm non

Bước vào thế giới mầm non đầy màu sắc và tiếng cười là một hành trình mới mẻ và thú vị đối với trẻ. Để bé yêu có thể tự tin khám phá và hòa nhập với môi trường học tập mới, việc chuẩn bị đồ cho bé đi học mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn danh sách những đồ dùng cần thiết cho bé khi đi học mầm non, giúp bé có một ngày học vui vẻ và thoải mái.

3.1. Balo, túi xách cho bé

Balo, túi xách trẻ em là vật dụng đầu tiên mà mẹ cần chuẩn bị cho bé khi đi học mầm non. Chọn một chiếc balo vừa vặn với cơ thể bé, có quai đeo mềm mại và đủ rộng để đựng tất cả các vật dụng cần thiết. Balo nên có nhiều ngăn để dễ dàng sắp xếp đồ đạc nhưng phải đảm bảo gọn nhẹ. Để tạo thêm sự hứng thú, mẹ có thể cho bé tự chọn mẫu balo có hình ảnh nhân vật hoạt hình mà bé yêu thích. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ và hào hứng hơn mỗi khi đeo balo đi học.

3.2. Quần áo

Chọn quần áo thoải mái, dễ mặc và dễ giặt là ưu tiên hàng đầu khi chuẩn bị đồ cho bé đi mẫu giáo. Quần áo cần phải phù hợp với thời tiết, mùa hè nên chọn chất liệu thoáng mát, mùa đông thì cần giữ ấm cho bé. Ba mẹ cũng đừng quên chuẩn bị sẵn một bộ quần áo dự phòng trong balo để bé có thể thay đổi khi cần thiết. Ngoài ra, để tránh tình trạng thất lạc hoặc nhầm lẫn với đồ của bạn khác, mẹ nên gắn nhãn tên lên quần áo và các đồ vật khác của bé. 

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian mua quần áo con nhưng vẫn đảm bảo đồ chất lượng và phù hợp từ hè sang đông, có thể ghé ngay Rabity. Nổi tiếng thương hiệu thời trang trẻ em hàng đầu Việt Nam, Rabity cung cấp sản phẩm đa dạng mẫu mã, phù hợp với mọi phong cách của bé, từ năng động, dễ thương đến sang trọng, thanh lịch. Với hệ thống gần 70 cửa hàng phủ sóng trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng ghé đến và lựa chọn sản phẩm phù hợp vóc dáng, sở thích của bé nhà mình. 

>>> Xem thêm: 

3.3. Bỉm, tã

Đối với các bé còn nhỏ và chưa hoàn toàn bỏ bỉm, tã, ba mẹ cần chuẩn bị đủ số lượng bỉm, tã cho mỗi ngày đi học. Hãy chọn loại bỉm, tã có chất lượng tốt, thấm hút tốt và không gây kích ứng da cho bé. Để tiện lợi hơn, ba mẹ có thể gói bỉm, tã vào từng túi riêng biệt và ghi chú số lượng cần dùng mỗi ngày để giáo viên dễ dàng theo dõi và thay bỉm cho bé đúng lúc.

3.4. Chăn gối

Chăn gối là vật dụng không thể thiếu trong giấc ngủ trưa của bé tại trường mầm non. Việc mang một chiếc chăn gối quen thuộc đến trường sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn trong môi trường mới. Ba mẹ cần chọn chăn gối có chất liệu mềm mại, thoáng khí và kích thước vừa vặn với bé. Ba mẹ cũng nên giặt chăn gối thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho bé. 

3.5. Bình sữa

Nếu bé vẫn còn bú sữa, b mẹ nên chuẩn bị sẵn bình sữa và sữa công thức cho bé mang đến trường. Hãy chọn loại bình sữa có chất liệu an toàn, dễ vệ sinh và không gây rò rỉ. Trước ngày bé đi học, ba mẹ nên trao đổi với giáo viên về lịch trình và cách thức cho bé uống sữa để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng trong suốt ngày học.

3.6. Bình nước

Trong danh sách các món mà ba mẹ cần chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo, bình nước trẻ em là đồ vật không thể thiếu. Ba mẹ nên chọn loại bình nước có dung tích phù hợp với nhu cầu của bé, dễ cầm nắm và không gây rò rỉ. Hãy cho bé mang theo nước lọc hoặc nước ép trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và giữ cho bé luôn tươi tắn, năng động.

3.7. Đồ dùng cá nhân

Vệ sinh cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật. Khi bé đến trường mầm non, việc duy trì vệ sinh cá nhân càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, và xà phòng rửa tay là những vật dụng cần chuẩn bị cho bé học mẫu giáo giúp bé duy trì vệ sinh cá nhân tại trường. Ba mẹ nên chuẩn bị một túi đựng riêng biệt để bé có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng khi cần. 

3.8. Đồ chơi quen thuộc

Mang theo một món đồ chơi yêu thích sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn khi phải xa mẹ và tiếp xúc với môi trường mới. Ba mẹ có thể cho bé mang theo một con thú nhồi bông nhỏ, một chiếc ô tô đồ chơi hay bất kỳ món đồ nào mà bé thường chơi ở nhà. Điều này không chỉ giúp bé có cảm giác thân thuộc mà còn tạo cơ hội cho bé chia sẻ và kết bạn với các bạn cùng lớp.

3.9. Mũ nón, giày dép

Khi chuẩn bị đồ cho bé đi học mầm non, mũ nón trẻ em và giày dép trẻ em là những phụ kiện quan trọng giúp bảo vệ bé khỏi những ảnh hưởng không tốt từ môi trường khi vui chơi ngoài trời. Ba mẹ nên chọn mũ có vành rộng để che nắng tốt và giày dép có kích cỡ phù hợp, đế chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho bé khi di chuyển. Đừng quên kiểm tra thường xuyên và thay mới khi mũ nón, giày dép bị hư hỏng hay bé lớn lên.

3.10. Thuốc

Nếu bé có nhu cầu đặc biệt về sức khỏe hoặc cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ đừng quên chuẩn bị đầy đủ thuốc và hướng dẫn cụ thể cho giáo viên. Đặt thuốc vào một túi riêng và ghi rõ liều lượng, thời gian uống để giáo viên có thể dễ dàng quản lý. Ba mẹ cũng nên thông báo cho nhà trường về tình trạng sức khỏe của bé để nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

Danh sách các món ba mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị đồ cho bé đi học mầm non

Danh sách các món ba mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị đồ cho bé đi học mầm non

 

4. Kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên đến trường mầm non đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Với sự chuẩn bị chu đáo và tình yêu thương của cha mẹ, bé yêu sẽ có một ngày đầu tiên tại trường mầm non thật vui vẻ, đáng nhớ và là khởi đầu cho hành trình học tập đầy ắp niềm vui và khám phá mới mẻ. Vì vậy, các bậc phụ huy hãy lưu ngay những kinh nghiệm quý báu cho khi chuẩn bị cho ngày đầu tiêu đi học mẫu giáo của bé được Rabity chia sẻ ngay sau đây nhé. 

4.1. Chuẩn bị tâm lý cho cả mẹ và bé

Trước ngày nhập học, ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng cho cả mình và bé. Hãy dành thời gian trò chuyện với bé về những điều thú vị mà bé sẽ gặp ở trường như gặp gỡ bạn mới, tham gia các hoạt động vui chơi và học hỏi. Việc này giúp bé hình dung được một phần về môi trường mới, giảm bớt sự lo lắng và cảm thấy hào hứng hơn. Đồng thời, ba mẹ cũng cần giữ thái độ bình tĩnh và lạc quan, không nên để lộ sự lo lắng hoặc buồn bã trước mặt bé vì bé rất nhạy cảm và có thể cảm nhận được tâm trạng của ba mẹ. 

4.2. Chuẩn Bị Đồ Dùng Cần Thiết Từ Tối Hôm Trước

Để tránh tình trạng vội vàng vào buổi sáng, ba mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả đồ dùng cần thiết từ tối hôm trước. Hãy kiểm tra lại balo của bé để đảm bảo rằng đã có đầy đủ quần áo, bỉm, chăn gối, bình nước, và các vật dụng cá nhân khác. Ba mẹ cũng nên chuẩn bị một ít đồ ăn nhẹ mà bé yêu thích để bé có thể ăn sáng nhanh gọn trước khi đi học. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp buổi sáng của ba mẹ và bé trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

4.3. Đến Trường Đúng Giờ Và Ổn Định Tâm Lý Cho Bé

Việc đến trường đúng giờ vào ngày đầu tiên rất quan trọng. Vì vậy, để chuẩn bị cho bé đi học mầm non thật suôn sẻ, ba mẹ nên dậy sớm và chuẩn bị mọi thứ một cách thư thái để không bị vội vàng. Khi đến trường, hãy dành thời gian để giúp bé làm quen với cô giáo và các bạn mới. Mẹ nên ở lại trường khoảng 30 phút - 1 tiếng để bé tự tin bước vào môi trường mới vì biết rằng mẹ luôn ở gần. Khi cảm thấy con dần làm quen và thích thú với môi trường mới, mẹ hãy chào tạm biệt con và hứa sẽ quay lại đón khi bé tan lớp để bé an tâm học.

4.4. Liên hệ và tạo dựng mối quan hệ với giáo viên

Việc liên hệ và tạo dựng mối quan hệ tốt với giáo viên ngay từ ngày đầu tiên rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo. Ba mẹ nên dành thời gian trao đổi trực tiếp với giáo viên của bé để cung cấp những thông tin cần thiết về thói quen, sở thích và những nhu cầu đặc biệt của bé. Hãy chia sẻ với giáo viên về những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như bất kỳ tình trạng sức khỏe đặc biệt nào của bé để giáo viên có thể hiểu và hỗ trợ bé tốt nhất.

Đồng thời, ba mẹ cũng có thể hỏi giáo viên về cách thức liên lạc, cập nhật tình hình học tập và sinh hoạt của bé để luôn nắm bắt được những thay đổi và phản hồi kịp thời.

4.5. Khuyến khích bé chia sẻ trải nghiệm

Sau khi bé hoàn thành ngày học đầu tiên, ba mẹ nên dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe bé chia sẻ về những trải nghiệm tại trường. Hãy khuyến khích bé kể về những điều bé thích, những bạn mới bé đã gặp, và những hoạt động bé đã tham gia. Việc này không chỉ giúp ba mẹ nắm bắt được tình hình của bé mà còn tạo ra cơ hội để bé luyện tập kỹ năng giao tiếp và biểu đạt cảm xúc. Đồng thời, ba mẹ cũng nên khen ngợi và động viên bé, giúp bé cảm thấy tự tin và hứng thú hơn với những ngày học tiếp theo.

Lời kết

Chuẩn bị cho bé đi học mầm non là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của cả ba mẹ và bé. Chắc hẳn ba mẹ sẽ đau đầu với câu hỏi: bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì? Với những hướng dẫn chi tiết từ cẩm nang này, ba mẹ sẽ giúp bé tự tin bước vào môi trường mới, khám phá những điều thú vị và học hỏi những kỹ năng cần thiết. Ba mẹ cũng đừng quên ở bên, lắng nghe và động viên bé trong suốt quá trình này nha. 

Các bậc cha mẹ đừng quên theo dõi ngay trang Rabity Blog có thêm nhiều kiến thức, tin tức bổ ích, thú vị trong việc giáo dục, chăm sóc, vui chơi cùng trẻ nhé!

 
Gợi ý các trò chơi giáng sinh thú vị cho bé

Gợi ý các trò chơi giáng sinh thú vị cho bé

Th 2 02/12/2024 12 phút đọc

Mùa giáng sinh đang đến gần, mang theo không khí vui tươi và rộn ràng khắp mọi nơi. Đây là dịp để gia đình quây quần... Đọc tiếp

Gợi ý đồ bộ mặc nhà giữ ấm cho bé mùa thu đông

Gợi ý đồ bộ mặc nhà giữ ấm cho bé mùa thu đông

Th 3 26/11/2024 7 phút đọc

Khi mùa thu đông đến, việc lựa chọn đồ bộ cho bé vừa ấm áp vừa thoải mái là ưu tiên hàng đầu của ba mẹ.... Đọc tiếp

Bí kíp chọn đồ ấm trẻ em ấm áp, thời trang vào mùa đông cực hay

Bí kíp chọn đồ ấm trẻ em ấm áp, thời trang vào mùa đông cực hay

Th 3 26/11/2024 15 phút đọc

Mùa đông năm nay lại đến cùng nền nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc với cái lạnh thấu da thịt, hay miền Trung với không khí... Đọc tiếp

Những chất liệu vải giữ ấm cho bé vào mùa thu đông

Những chất liệu vải giữ ấm cho bé vào mùa thu đông

Th 2 25/11/2024 7 phút đọc

Mùa đông đang đến gần, và việc lựa chọn quần áo phù hợp để giữ ấm cho bé là ưu tiên hàng đầu của ba mẹ.... Đọc tiếp

Nội dung bài viết